Não là một cơ quan phức tạp nhất trong vũ trụ mà con người chưa thể khám phá hết. Rất nhiều nguyên lý hoạt động của não bộ là rất điều bí ẩn với chúng ta, ví như những điều dưới đây có thể khiến bạn kinh ngạc.
1. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh siêu tốc
Xung thần kinh đến và rời khỏi não di chuyển với vận tốc khoảng 273 km/h(nghĩa là chỉ mất chưa đến 2% giây để truyền từ ngón chân lên đến não), tương đương với tốc độ một chiếc xe hơi thể thao công suất lớn. Vì vậy, cơ thể con người phản ứng gần như ngay lập tức với những tác động xung quanh, ví như chân bạn cảm thấy đau gần như ngay lập tức sau khi bị dẫm phải gai.
2. Não tỏa năng lượng hoạt động
Khi não hoạt động, nó tỏa ra cùng một lượng năng lượng với một chiếc bóng đèn 10watt. Các hình ảnh quảng cáo mô tả một chiếc bóng đèn phát sáng trên đầu khi ai đó nghĩ ra một sáng kiến lớn thực chất mô tả đúng nghĩa đen của quá trình này. Và bởi não con người luôn hoạt động, nên nó luôn tạo ra năng lượng như một bóng đèn nhỏ không bao giờ tắt, ngay cả khi bạn đang ngủ.
3. Khả năng lưu trữ thông tin lớn
Tế bào não con người có thể lưu trữ lượng thông tin lớn gấp năm lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được dung lượng chính xác của não, nhưng ước tính từ 3 tới 1.000 terabyte. Trong khi đó, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh lưu trữ dữ liệu hơn 900 năm lịch sử khi chỉ chiếm 70 terabyte. Con số này cho thấy sức mạnh ghi nhớ ấn tượng của não.
4. Nhu cầu cao về oxy
Bộ não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể nhưng tiêu thụ 20% lượng oxy trong máu, nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác. Do đó, nó rất dễ tổn thương nếu thiếu oxy.
5. Não hoạt động không nghỉ ngơi và vào ban đêm nhiều hơn ban ngày
Là cơ quan phức tạp nhất với hàng tỷ tế bào và làm nhiệm vụ liên kết với tất cả các bộ phận trong cơ thể, nên não không bao giờ ngừng nghỉ các hoạt động. Ngay cả khi cơ thể ngủ thì não vẫn phải thức để điều hành các quá trình vô thức như thân nhiệt, nhịp tim, hơi thở…
Nhiều người nghĩ rằng hoạt động di chuyển, tính toán phức tạp, làm việc và tương tác của con người vào ban ngày khiến bộ não hoạt nhiều hơn so với ban đêm. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Giới khoa học vẫn chưa thể giải thích hiện tượng trên, nhưng theo họ, nhờ hoạt động của não trong lúc ngủ mà con người có thể có những giấc mơ đẹp.
6. Người thông minh thường mơ nhiều
Theo giới nghiên cứu, người có chỉ số IQ càng cao thì giấc mơ xuất hiện trong lúc ngủ càng nhiều. Tuy nhiên, độ dài trung bình của giấc mơ thường chỉ kéo dài từ hai đến ba giây, quá ngắn để não có thể nhớ được.
7. Tế bào thần kinh phát triển suốt cuộc đời con người
Dù không hoạt động theo cách thức tương tự như các mô trong nhiều bộ phận khác của cơ thể, nhưng tế bào thần kinh vẫn có khả năng phát triển trong suốt cuộc đời con người. Phát hiện này mở ra hướng đi hoàn toàn mới trong nghiên cứu não bộ và các bệnh liên quan đến não.
Nhiều người cho rằng những tổn thương mà não chịu đựng sẽ là vĩnh cửu. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi có một số tổn thương não có thể được phục hồi một phần sau chấn thương. Khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chết đi, chúng không thể lớn trở lại, nhưng mối liên hệ giữa các dây thần kinh thì có thể phục hồi để tạo ra những mối liên hệ mới giữa các dây thần kinh.
8. Tốc độ truyền thông tin khác nhau
Không phải tất cả nơron thần kinh trong cơ thể đều giống nhau. Tốc độ truyền thông tin dọc theo các loại nơron thần kinh khác nhau này có thể chậm( khoảng 0,5 m/s) hoặc nhanh (120 m/s)
9. Bộ não không thể tự cảm nhận đau đớn
Não là trung tâm cảm nhận đau đớn khi chúng ta cắt vào tay hoặc bị bỏng. Tuy nhiên, não không thể tự cảm thấy đau khi bị tổn thương do không có thụ thể cảm nhận đau.
10. Não “nhỏ” nhưng đòi hỏi cao
Dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể, nhưng não là cỗ máy tiêu thụ năng lượng lớn nhất toàn cơ thể. Và thời kì quan trọng nhất để hình thành não bộ hoàn hảo là những năm tháng đầu đời. Theo số liệu được công bố trong quyển sách “Tác động từ sự tiến hóa của não bộ đến cơ chế dinh dưỡng và trao đổi chất của con người”, 10% là tỷ lệ trung bình của bộ não so với cơ thể ở trẻ trong độ tuổi từ 1-6. Nhưng khối vật chất nhỏ bé đó lại tiêu tốn đến 40% tổng năng lượng của toàn cơ thể trẻ ở tầm tuổi này. Đây chính là giai đoạn não làm việc nhiều nhất để tự hoàn thiện và “tạo quan hệ” với cả cơ thể. Có đến khoảng 80% số lượng kết nối của các tế bào não được thực hiện trong thời gian từ sau khi sinh đến tuổi niên thiếu. Những số liệu nêu trên khẳng định, giai đoạn từ sau khi sinh đến khoảng 6 tuổi là thời kỳ quan trọng nhất trong việc hình thành bộ não hoàn hảo, đồng thời cũng là giai đoạn não dùng nhiều năng lượng nhất.
Theo công bố của tác giả Haddad G.G trong cuốn sách “Có phải bộ não cần nhiều năng lượng trong giấc ngủ. Điều đó có ý nghĩa thế nào”, khi cơ thể nghỉ ngơi, não vẫn có nhu cầu sử dụng năng lượng để vận hành cơ thể. Và nhu cầu này chỉ thấp hơn 27% so với bình thường. Như vậy, có thể thấy, việc duy trì năng lượng cho não trẻ ngay trong lúc ngủ là yếu tố quan trọng để giúp não trẻ có thể phát triển một cách tối ưu.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra, nhu cầu về năng lượng mà não bộ cần để phát triển tối ưu có những đặc điểm khác với nhu cầu năng lượng cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Nói cách khác, phụ huynh có thể cung cấp cho trẻ đủ năng lượng thông qua các loại thực phẩm hàng ngày, nhưng chưa chắc đã cung cấp đúng loại năng lượng não cần.