5 CÁCH DẠY TRẺ GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ

5 CÁCH DẠY TRẺ GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ

12/04/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Trong những năm gần đây, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm nhiều hơn, càng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ càng sớm, bạn càng giúp bé tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách để giúp con cái rèn luyện kỹ năng sống một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Chúng ta cùng giúp trẻ xây dựng kỹ năng giao tiếp, đi tìm những kĩ năng để trẻ có thể phòng tránh, bảo vệ bản tân khi gặp người lạ nhé.

1. Dạy trẻ nhận biết, phân biệt người lạ.

Dạy trẻ quan sát, đánh giá người lạ qua một số tình huống để trẻ tự đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân mình. Từ đó, trẻ có thể chủ động hơn trong việc nhận biết người lạ.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dạy con phân biệt người lạ, người nào có thể tin tưởng được và người nào không. Bé có thể tin cậy vào cô thu ngân trong siêu thị, bác bảo vệ, thầy cô giáo, chú cảnh sát…

Cha mẹ cũng có thể tạo những tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết mối nguy hiểm từ người lạ một cách hiệu quả. Bạn hãy đóng vai một người lạ và đưa ra những tình huống như rời khỏi nhà đi chơi hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.

2. Dạy trẻ giữ khoảng cách nhất định với người lạ một cách tế nhị.

Bạn hãy luôn căn dặn trẻ không được dễ dàng tin người, nghe theo hay đi theo người lạ. Trẻ thường có khuynh hướng đánh giá một người lạ qua vẻ bề ngoài của họ: cách ăn mặc chải chuốt, hoặc một gương mặt xinh đẹp rất dễ gây thiện cảm với trẻ.

Kẻ xấu có thể đánh vào điểm yếu này và cố gắng thay đổi diện mạo để lấy cảm tình với trẻ. Vì vậy, nên dạy bé cách nhìn người qua hành động của họ thay vì phán xét bề ngoài và cách ăn mặc.

Đặc biệt, bạn hãy luôn căn dặn trẻ không được dễ dàng tin, nghe hay đi theo người lạ.

3. Dạy trẻ quy tắc đối phó với người lạ.

– Từ chối nhận những món bánh kẹo, quà, đồ chơi của người lạ: Đó là những món đồ có thể có tẩm thuốc mê, bé ngửi vào ăn sẽ bị trúng mưu kẻ xấu. Để tránh trường hợp đó, cha mẹ hãy dạy con khéo léo từ chối: “Ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Trong trường hợp người lạ cố tình dụ dỗ và có ý đồ xấu, bé hãy quẫy đạp, hét thật to và chạy đến nơi đông người và cầu cứu những người có thể tin tưởng.

– Nếu lạc ở trung tâm mua sắm hay khi vui chơi, việc đầu tiên bé cần làm là đứng yên một chỗ chờ bố mẹ đến đón. Nếu chưa thấy bố mẹ, hãy nhờ cô thu ngân hoặc chú bảo vệ thông báo trên loa.

– Khi trẻ đi lạc: Bé hãy bình tĩnh, không được có những biểu hiện hoảng sợ, khóc lóc, điều này sẽ khiến người xấu chú ý. Không được đi theo những người lạ không đáng tin cậy. Thay vào đó,hãy dạy trẻ đến tìm những người đáng tin cậy như chú cảnh sát, bác bảo vệ,…

– Khi có ai nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé: Để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh cần dạy con không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và con. Trong trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen, hãy quay vào trường báo cho cô giáo và nhờ gọi điện cho ba mẹ để xác minh.

4. Không nên dùng người lạ để dọa nạt trẻ

Cha mẹ thường nói với con những câu ở trước mặt người lạ như: “Ăn đi không bác/ông này bắt đấy”, “Không được chạy ra chỗ kia, bác này bắt cóc”,… Như vậy, trẻ sẽ có ấn tượng xấu với tất cả những người lạ mà trẻ tiếp xúc lần đầu.

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể phân biệt người lạ nào là vô hại và người lạ nào cần cảnh giác. Tuy nhiên, bạn có thể gợi ý cho trẻ cách giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người mà mình không quen biết. Cha mẹ có thể lấy ví dụ qua những câu truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích mà cha mẹ hay đọc cho bé nghe. Từ đó, bé có thể hiểu được và thực hiện theo lời dăn dò trong những tình huống phát sinh khi ở một mình.

5. Dạy trẻ cần nhớ những thông tin hữu ích

Hãy dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại cá nhân của cha mẹ, người thân, hay địa chỉ nhà ở. Trong trường hợp trẻ bị lạc đường và cần người khác giúp đỡ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy trẻ rằng, cha mẹ sẽ không nhờ ai đến đón bé trong bất kỳ trường hợp nào nếu không báo trước cho bé hoặc cho thầy cô giáo. Vậy nên, nếu có ai đó đến tự nhận là bạn của bố mẹ đến đón bé về, thậm chí nói đúng thông tin của bé thì cũng tuyệt đối không đi theo họ.

Dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với người lạ tuy không khó nhưng cần sự kiên trì của ba mẹ và người thân để hạn chế tình huống xấu với trẻ.

Sinh trắc vân tay cùng Global Talent để tìm hiểu khám phá tính cách của con. Từ đó gần gũi, thấu hiểu, cảm thông với con hơn. 

 

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: