BA MẸ CÙNG CON CHỌN NGHỀ

BA MẸ CÙNG CON CHỌN NGHỀ

24/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

“Mình sắp tốt nghiệp rồi, phải lựa chọn con đường như thế nào?” đó là vấn đề mà mỗi học sinh sắp tốt nghiệp đều nghĩ tới. đối với học sinh sắp tốt nghiệp cấp III thì trong lòng thường rất mù mờ, không biết tương lai của mình sẽ ra sao, cho nên thường đắn đo suy tính, điều này đều cho thề quy kết rằng, đó là học sinh tốt nghiệp không biết định hướng nghề nghiệp như thế nào. Cha mẹ, nhất định phải giúp trẻ vượt qua thời điểm quan trọng này.

Học sinh cấp III trong giai đoạn tốt nghiệp chính là đang đứng ở ngã rẽ của cuộc đời, xét về ý nghĩa nào đó thì lựa chọn chuyên ngành chính là lựa chọn đường đời sau này. trong cuộc sống hiện thực cũng có không ít chuyện như thế này: hai học sinh có thành tích thi cử không chênh lệch nhau nhiều, nhưng do chuyên ngành học khác nhau nên sau khi tốt nghiệp cuộc sống của họ khác nhau hoàn toàn.

Có thể nói, lựa chọn chuyên ngành tốt đối với trẻ là một điều vô cùng quan trọng, trẻ thi được vào chuyên ngành lý tưởng thì sau khi vào học tất nhiên sẽ càng vững tin hơn, học hành chăm chỉ hơn. trái lại, nếu theo học chuyên ngành không yêu thích, thậm chí là chán ghét thì không những làm lãng phí tuổi thanh xuân, mà thậm chí còn có thê sông uông phí cả đời. Thê là khi săp đên kỳ thi tốt nghiệp, rất nhiều học sinh thuờng tỏ ra mơ hồ về tương lai của mình, vậy tại sao lại xuất hiện hiện tượng này?

  1. Cha mẹ kỳ vọng quá cao ở trẻ

Do tâm tư mong “con trai thành rồng, con gái thành phượng” nên hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng trẻ sẽ thi được vào trường đại học tốt, đặt ra kỳ vọng quá cao mà không xem xét tình hình thực tế thì điều này không chỉ không có tác dụng thúc đẩy tích cực, mà trái lại có thể gây tác dụng tiêu cực. đối với những trẻ lớn lên trong môi trường đầy áp lực thì tuy thành tích học tập rất tốt, biết rằng việc thi vào trường đại học nối tiếng đối với mình không thành vấn đề, nhưng trong lòng vẫn luôn ngự trị cảm giác tự ti, không thế thoát ra được.

  1. Định hướng và quy hoạch nghề nghiệp không rõ ràng

định hướng và quy hoạch nghề nghiệp tức là dựa vào xu thế phát triển nghề nghiệp, nhu cầu của xã hội và tố chất, đặc điểm tâm lý của cá nhân đế xác định phương hướng và mục tiêu nghề nghiệp, có thể coi đó là quá trình lựa chọn và quyết định nghề nghiệp. Thông qua những quyết định này, cá nhân có thể duy trì trạng thái cân bằng tốt nhất giữa sở thích của bản thân với nhu cầu phân công lao động thống nhất của xã hội.

Nói chung, khi cha mẹ giúp trẻ định hướng và quy hoạch nghề nghiệp, nhất định phải xem xét đến 2 phương diện: Thứ nhất là tìm hiểu và nắm bắt ở tầm vĩ mô xu thế phát triển nghề nghiệp và đặc điểm của công việc, đây chính là tiền đề và cơ sở để thanh niên định hướng và quy hoạch nghề nghiệp. Thứ hai là phân tích và nắm bắt ở tầm vi mô tố chất và đặc điếm tâm lý của trẻ, đó là trọng tâm và nội dung quan trọng của việc định hướng và quy hoạch nghề nghiệp.

Nắm bắt tâm lý

“Mình sắp tốt nghiệp rồi, mình nên chọn nghề như thế nào?” đó là biểu hiện điển hình của sự mất niềm tin vào tương lai của mình ở thanh thiếu niên. Khi cha mẹ phát hiện trẻ không có niềm tin vào tương lai thì phải giúp chúng thiết lập mục tiêu sống rõ ràng. Nếu trẻ đã có định hướng nghề nghiệp nhất định thì cha mẹ phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đế tiến hành bồi dưỡng đúng

mục tiêu.

Như trẻ thích nghề giáo viên, nhưng tính tình lại hướng nội, nhút nhát, không dám nói trước đám đông, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các buối tiệc đoàn viên gia đình, đồng thòi đế trẻ phụ trách việc liên lạc, chủ trì, tiếp đón,... ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ tham gia cuộc thi diễn thuyết do nhà trường tổ chức, thông qua hàng loạt các hoạt động để giúp trẻ mạnh dạn hơn, tính cách dần cởi mở hơn, từ đó thích ứng với nhu cầu của công việc sau này.

Phương pháp giải quyết

Bước thứ nhất: Giúp trẻ hiểu rõ về bản thân.

hiểu rõ bản thân tức là hiểu được đặc điểm tính cách liên quan đến việc lựa chọn công việc, chủ yếu bao gồm các nhân tố như: năng lực, sở thích, cá tính và quan niệm giá trị. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tính thích ứng với các chuyên ngành của trẻ.

Cha mẹ phải giúp trẻ lựa chọn nghề nghiệp tùy theo sở thích, sở trường của mình và nhu cầu của xã hội. Chỉ có lựa chọn chuyên ngành mà trẻ thích thì mới có thế phát huy sở trường, né tránh sở đoản trong công việc và học tập sau này, đồng thời phát huy tối đa tài trí thông minh của trẻ. Mà lựa chọn các chuyên ngành có lượng nhu cầu của xã hội lớn thì vấn đề xin việc sau này của trẻ mới chắc chắn.

Thử nghĩ xem, nếu để một đứa trẻ không thích hoạt động xã giao làm giáo viên thì rõ ràng là không thích hợp. Có thể thông qua rất nhiều cách để nắm bắt đặc điểm của trẻ, như thông qua sự tự kiểm điểm của trẻ, sự đánh giá của thầy cô và bạn bè,... đặc biệt là có thể áp dụng phương pháp tâm lý để nắm bắt đặc điểm của từng người.

Phương pháp trắc nghiệm tâm lý là phương pháp tương đối khách quan, quy trình của nó thông thường đều dựa theo trình tự khoa học, thông qua phân tích một cách khoa học đề có thể phân tích được đặc điểm của học sinh ở góc độ chuyên môn. Nếu tổng hợp thông tin của mọi phương diện rồi thông qua trao đổi, thảo luận là có thể có được nhận thức tương đối khách quan về trẻ.

Bước thứ hai: Giúp trẻ tìm hiểu triển vọng của chuyên ngành.

Ngay từ khi lên lớp 11, cha mẹ phải băt đâu quan tâm đên các thông tin liên quan về các truờng đại học, cao đẳng và chuyên ngành, thậm chí cắt dán các thông tin suu tầm đuợc thành một cuốn sách, truớc kỳ thi đại học, phải nghiên cứu thật kỹ cuốn cẩm nang chiêu sinh của các truờng.

tìm hiếu chuyên ngành nhất định phải có trọng điểm, đồng thời cũng phải có phuơng pháp khoa học, nói chung cần nắm vững mấy điểm sau đây.

  • Nội dung học tập, phạm trù nghiên cứu và phuong pháp học tập của chuyên ngành.
  • Sau khi tốt nghiệp có thể làm công việc nhu thế nào.
  • triển vọng phát triển của chuyên ngành và triển vọng của công việc.
  • Những yêu cầu đặc biệt của chuyên ngành đối với học sinh.

Buớc thứ ba: Xác định mục tiêu phát triển.

vừa phải để trẻ biết đuợc đặc điểm của mình, vừa phải nắm bắt đuợc các thông tin liên quan đến chuyên ngành, bước quan trọng nhất chính là để trẻ tiến hành kết hợp đặc điểm của mình với yêu cầu chuyên môn, xem đặc điểm của mình rốt cuộc thích hợp với những chuyên ngành nào, sau đó xác định chuyên ngành của mình.

Bước thứ tư: Xem xét khả năng trúng tuyển.

Khi lựa chọn chuyên ngành, cha mẹ cũng phải cân nhắc kỹ đến khả năng có thế thực hiện nguyện vọng. Những người làm công tác chiêu sinh vào các trường đại học, cao đẳng cho biết. Khi thí sinh điền nguyện vọng chuyên ngành không chỉ phải tham khảo số điểm chuẩn của các trường trong 3 năm gần nhất, mà còn phải phân tích khách quan thứ bậc của các chuyên ngành và mức độ “hot” của các chuyên ngành đó, kết hợp với thực lực của mình đế đăng ký chính xác nguyện vọng muốn theo học.

Mục đích của việc lựa chọn đúng đắn chuyên ngành là vì sự phát triển của cá nhân và niềm hạnh phúc trong cuộc sống, giống như một diễn viên, khi đóng vai diễn giống như mình thì càng dễ gặt hái thành công, diễn xuất với diện mạo vốn có. đây chính là nguyên tắc mà mỗi người đều phải tuân theo khi định vị nghề nghiệp, định vị không phải là để thay đổi trẻ, mà là để trẻ thể hiện mình tốt hơn trong công việc và trên đường đời.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: