BÍ QUYẾT CHO TRẺ NHỎ DÙNG BỮA THẬT VUI

BÍ QUYẾT CHO TRẺ NHỎ DÙNG BỮA THẬT VUI

16/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

     

      Nhiều phụ huynh tại Việt Nam vì muốn con ăn uống khỏe mạnh mà ép con ăn, thành thử những bữa ăn là cơm chan nước mắt. Tuy nhiên khi tâm trạng vui vẻ, con người sẽ ăn ngon miệng, khả năng tiêu hóa được nâng cao. Khi tâm trạng không tốt hoặc buồn rầu, bi quan, chúng ta thuờng cảm thấy không muốn ăn, ăn không ngon miệng, áp lực hoặc căng thẳng quá độ có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như chướng bụng hoặc tiêu chảy. Hãy cùng Global Talent tìm hiểu bí quyết dùng bữa cho trẻ nhỏ thật vui vẻ trong bài viết này nhé.

1. Ăn uống không vui vẻ ảnh hưởng trưc tiếp tới sức khỏe

            Các chuyên gia cho biết, cơ quan tiêu hóa của con người rất mẫn cảm với sự thay đổi của tâm trạng. Trong tình trạng tâm lí tích cực và vui vẻ, thành dạ dày sẽ có màu đỏ tươi, dạ dày và ruột co bóp nhanh, dịch tiêu hóa tiết đều, hiệu quả tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng được nâng cao. Trong tình trạng tâm lí tiêu cực như buồn bực, thất vọng, áp lực lớn..., thành trong dạ dày trắng bệch, dạ dày và ruột co bóp chậm chạp, dịch dạ dày tiết ít, nồng độ axit trong dạ dày giảm, giảm khả năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa

            Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dạy dỗ trẻ ngay trong bữa ăn khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc thường xuyên táo bón. Khi bàn ăn trở thành nơi giáo huấn, trẻ thường phải nghe những điều tiêu cực nên không có tâm trạng ăn uống hoặc ăn một cách miễn cưỡng, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Lúc đó, cho dù mâm cơm có món ăn trẻ yêu thích đi nữa thì chắc chắn chúng cũng không muốn ăn. Chúng ta nên hạn chế giáo dục hoặc cưỡng ép trẻ khi dùng bữa, thay vào đó nên tạo sự lạc quan, không khí vui vẻ, hòa thuận trong bữa ăn, khiến bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phát huy được tác dụng lớn nhất.

2. Bữa ăn không vui vẻ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lí của trẻ

Nếu trẻ không duy trì đuợc tâm trạng tích cực vui vẻ khi ăn thì sẽ rất dễ gây chán ăn, do đó các bậc cha mẹ phải chú ý, không những phải đảm bảo trẻ ăn đủ chất mà còn phải được ăn một cách vui vẻ. Ngoài tình yêu và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta còn cần có sự nhẫn nại và một số quy tắc nhất định.

3. Làm thé nào đẻ trẻ ăn uống một cách vui vẻ?

  • Tạo không khí vui vẻ

            Người lớn cần chú ý, không nên ép buộc trẻ ăn cơm. Khi trẻ ăn, chúng ta có thể mở những bản nhạc có giai điệu vui nhộn, dễ nghe để tăng cường cảm giác tích cực, khiến trẻ có tâm trạng vui vẻ khi dùng bữa.

  • Khống chế lượng thức ăn vặt phù hợp

Chúng ta cần luôn nhắc nhở trẻ không nên ăn quá nhiều đồ ăn vặt để tạo cảm giác đói khi đến bữa chính. Nếu ăn quá nhiều thức ăn vặt, lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ức chế cảm giác đói, vì vậy nhất định phải khống chế lượng thức ăn vặt phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể dùng hoa quả thay thế cho đồ ăn vặt, ăn nhiều hoa quả có thể bổ sung nhiều loại vitamin, hơn nữa còn có tác dụng khai vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn bữa chính.

  • Đơm ít cơm và đơm nhiều lần

Khi nhìn thấy lượng cơm trong bát mình còn quá nhiều, tự nhiên trẻ sẽ có cảm giác lo sợ, sợ mình để thừa cơm hoặc ăn không hết sẽ bị trách phạt. Trẻ thường thích được đơm thêm cơm, vì thế khi đơm bát đầu tiên, cha mẹ cần chú ý căn cứ theo lượng ăn của trẻ để đơm lượng cơm thích hợp, tạo cơ hội cho trẻ được đơm thêm cơm những lần sau.

  • Tăng cường vận động

            Vận động có thể nâng cao sức khỏe, tăng cường tiêu hao năng lượng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cha mẹ có thể cho trẻ vận động 1-2 giờ trước bữa ăn. Sau khi vận động, trẻ thường có cảm giác đói, tâm trạng rất vui vẻ nên sẽ ăn ngon miệng hơn.

  • Thực phẩm hấp dẫn

Nếu mẹ có thể chế biến những món ăn hấp dẫn, những món bánh tráng miệng có hình dạng độc đáo, những món rau có màu sắc bắt mắt, trẻ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Các bà mẹ cần nâng cao trình độ nấu ăn, làm những món ăn hấp dẫn khiến trẻ yêu thích và tự nguyện ăn những món ăn do mẹ chế biến.

  • Sử dụng đồ dùng ăn uống độc đáo

            Mọi đứa trẻ đều thích chơi trò chơi. Dưa chuột, cà chua, đậu được xâu thành chuỗi, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Chúng ta có thể dùng cách này để khiến trẻ tự nguyện ăn những món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao mà chúng vốn không thích. Thỉnh thoảng có thể cho phép trẻ dùng tay để ăn (trước đó yêu cầu trẻ phải rửa tay sạch sể). Trước khi ăn có thể chơi trò chơi, đoán hôm nay ăn móngì để kích thích trí tò mò và tăng hứng thú khi ăn cho trẻ .

            Mách nhỏ Ăn uống là vấn đề của cá nhân trẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ càng ít can thiệp sẽ càng có lợi cho hoạt động ăn và quá trình tiêu hóa của trẻ. Người lớn không nên ép buộc trẻ ăn cái này hay cái kia, lúc cần thiết nên giáo dục trẻ những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng để trẻ tự quyết định thực phẩm mình muốn ăn. Không nên biến bữa ăn thành nơi giáo huấn khiến trẻ ăn không ngon miệng, gây phản tác dụng.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: