Con mất tập trung trong giờ học? Con hay nói chuyện trong giờ với bạn nhiều đến mức khiến cô giáo phải gọi thường xuyên về cho phụ huynh? Hẳn rất nhiều bố mẹ đau đầu khi con mình thuộc trong trường hợp này.
Nếu trẻ thường không tập trung trong giờ học, thì trước tiên cha mẹ phải quan sát hành vi của trẻ một cách khách quan và tỉ mỉ, đế tìm ra nguyên nhân cơ bản khiến trẻ luôn phân tán tư tưởng. Nói chung, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả nghe giảng của trẻ và dẫn đến việc trẻ không tập trung chủ yếu bao gồm:
- Môi trường hỗn loạn, không tốt cho việc học
Trẻ 6 tuối vốn năng động, hoạt bát, có nhiều sở thích, và đặc biệt là rất hiếu kỳ, nếu học tập trong môi trường ồn ào thì trẻ khó mà tập trung chú ý được.
- Trí lực chưa phát triển
Việc phát triển muộn tất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý của trẻ, khiến cho sự chú ý luôn bị phân tán. Như vậy, trẻ rất khó hiểu được nội dung bài giảng của cô giáo, không thế suy nghĩ theo lối tư duy của cô giáo, cho nên thường không tập trung.
- Trẻ không hứng thú học tập
Thông thường, đối với những đứa trẻ không có niềm dam mê học tập thì khó mà tập trung chú ý được. Do chán ghét việc học nên trong giờ học, chúng rất dễ có hiện tượng phân tán tư tưởng hoặc ngáp ngủ.
- Các nhân tố khác
Còn có một số nhân tố không thuộc về trí lực cũng có thể khiến cho trẻ xuất hiện vấn đề mất tập trung trong giờ học và khó tiếp thu bài. Nhân tố chính bao gồm chí hướng và nghị lực, những nhân tố này chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Nói chung, biểu hiện của nhóm trẻ này thường là tinh thần không ốn định, hay lo lắng, sợ hãi, có vấn đề về hành vi và phẩm hạnh.
Không tập trung trong giờ học là hiện tượng bình thường ở trẻ trong độ tuổi đi học, cha mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ cần trẻ không vì nguyên nhân sức khỏe mà phân tán tư tưởng trong giờ học thì đa số đều có thể thay đổi, cha mẹ phải bình tĩnh nhìn nhận mọi vấn đề xuất hiện ở trẻ.
Global Talent sẽ gửi tới quý phụ huynh một số phương pháp để trẻ tập trung hơn trong bài biết sau:
- Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, không được tùy tiện làm phiền trẻ
Ở trong môi trường yên tĩnh, trẻ rất dễ tĩnh tâm. Khi trẻ chuyên tâm học hành, cha mẹ không nên tùy tiện làm phiền, thậm chí khi thấy có sai sót gì đó cũng không nên chỉ bảo ngay, cha mẹ có thể hỏi han hoặc đưa ra yêu cầu trong lúc trẻ nghỉ, như vậy có thể nâng cao độ chuyên tâm của trẻ. tuy nhiên, đa số cha mẹ vẫn có thói quen làm phiền, chỉ huy trẻ, như tới giờ ăn có thể trẻ lại đang chuyên tâm đọc sách, nhưng cha mẹ lại thường nhắc nhở: “Thôi nào, mau ăn com đi con!” điều này dường như để tiện cho người lớn mà sẵn sàng cắt ngang sự chú ý của trẻ. đưong nhiên, cha mẹ yêu cầu trẻ ăn com đúng giờ, mục đích là để trẻ hình thành thói quen sinh hoạt điều độ, nhưng nếu có thể để trẻ tự chủ động trong việc này thì hiệu quả sẽ tốt hon rất nhiều.
- Khi thấy trẻ chuyên tâm phải kịp thời khen ngợi
Chỉ cần trẻ có biểu hiện chăm chú, cho dù chỉ được 5 phút cũng phải khen ngợi, để sau này có thể kéo dài tới 10 phút, 20 phút, đồng thòi, bạn cũng có thể theo dõi biểu hiện phân tán tư tưởng của trẻ, trước tiên ghi lại số lần phân tán trong một khoảng thòi gian nào đó, sau đó yêu cầu trẻ giảm dần số lần đó. Như ban đầu 1 tiếng mất tập trung 10 lần thì có thể yêu cầu trẻ giảm xuống còn 9 lần mỗi tiếng, nếu trẻ làm được thì nói lời khen ngợi. Nếu không làm được thì không khen, cũng không phê bình. Ngoài ra, nếu bạn có thể cùng trẻ lập ra một bảng ghi chép tình hình khống chế hành vi mất tập trung mỗi ngày thì càng tốt.
- Khơi gợi niềm đam mê học tập của trẻ
Mọi người đều biết rằng, nếu trẻ làm một việc gì đó mà bản thân rất quan tâm thích thú thì thường rất tập trung, trái lại, trẻ không thế tập trung chú ý vào những việc mà mình không thích. Là cha mẹ, không nên quá coi trọng thành tích thi cử, thấy trẻ bị điểm thấp là trừng phạt, làm bài tập sai thì phê bình. Cha mẹ phải vui với thành quả lao động của trẻ, thường xuyên lắng nghe xem trẻ nghĩ gì, và cổ vũ mọi sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cha mẹ phải tìm cách khơi gợi niềm dam mê của trẻ, duy trì lòng ham học hỏi và tính hiếu kỳ của con. Cha mẹ có thể cùng trẻ ôn bài, cổ vũ trẻ đặt câu hỏi, yêu cầu trẻ nói lại nội
Dùng bài học hàng ngày: Thi thoảng đế trẻ đóng vai làm cô giáo, cùng trẻ làm trò, cùng trẻ đi tham quan, hay cùng chơi trò chơi, đồng thời sử dụng các biện pháp như nói khích, cùng thi đua để tạo cho trẻ ham muốn học hỏi. Khi trẻ hứng thú với việc học thì điều nên làm tiếp theo đó là để trẻ học một cách tự phát và tạo thành thói quen. Một mặt, cha mẹ phải tạo cho trẻ một môi trường học tập yên tĩnh, sử dụng dụng cụ học tập đơn giản, tránh để các đồ vật bên ngoài làm phân tán sự chú ý của trẻ. Mặt khác, dẫn dắt tư duy của trẻ, năng hỏi “tại sao” và “làm thế nào” để hướng trẻ tư duy theo chiều tích cực, như vậy trẻ có thể sẽ duy trì sự tập trung cao độ trong một khoảng thời gian tương đối dài.
- Tăng cường rèn luyện sự chú ý của trẻ
Mỗi ngày cha mẹ có thể dành ra 10 - 15 phút để giúp trẻ ôn lại chữ số hoặc từ đơn mà bạn vừa dạy (đọc thuộc hoặc viết ra giấy đều được), ví dụ nói: “64725891” hoặc “tách trà, mặt trăng, cục tẩy, đèn huỳnh quang, giày da, kem đánh răng”,... chú ý khi đọc, tốc độ không nên quá nhanh, thường mỗi từ cách nhau tầm 1 giây. Nếu trẻ có thể nhắc lại chính xác một nhóm từ thì có thể tăng thêm một số hoặc từ, nếu nhắc lại sai thì có thể bớt đi một số hoặc từ. Nếu kiên trì tập luyện thì nhất định sẽ nâng cao được sự tập trung chú ý của trẻ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khác để rèn luyện sự chú ý của trẻ, như: Nhìn đồ vật, đọc số, đọc sách, nghe âm thanh,... ở đây Global Talent không giới thiệu cụ thể.
--------------------------------
Đăng ký ngay dịch vụ báo cáo SINH TRẮC HỌC VÂN TAY tại Global Talent
Đội ngũ chuyên gia phân tích đầu ngành
Làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả
Đưa ra kết quả nhanh chóng, không làm mất thời gian của khách hàng
Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối
Hỗ trợ tư vấn 24/24h
Hàng ngàn người đã thành công nhờ ứng dụng Sinh Trắc Học Vân Tay trong công việc