Nói dối khiến người ta ghét bỏ, trẻ nói dối càng khiến cha mẹ tức giận, trẻ vốn hồn nhiên đáng yêu, nhưng trẻ 5 tuổi đã biết nói dối, điều này khiến rất nhiều cha mẹ không thể nào hiểu nổi. Nói chung, người lớn nhìn nhận thế giới khách quan và logic, nhưng cách nghĩ của trẻ lại chủ quan và phi hiện thực, trẻ thường nói dối trong tình trạng bản thân không thề tự chủ và không còn kế hay.
Cùng Global Talent tìm hiểu phương pháp dạy trẻ khi con nói dối trong bài viết này nhé:
Trước hết chúng ta xem xét trong tình huống sau:
Có một cậu bé từ lâu đã cảm thấy ngán ngẩm việc cha mẹ bắt cậu học chữ, cho nên cậu quang hết bài tập mà mẹ giao ở đấy rồi đi choi. Khi mẹ đi làm về hỏi “Con làm xong bài tập chưa?” thì cậu nói: “Con làm xong rồi ạ”. Nhưng khi mẹ bảo cậu mang bài tập cho mẹ kiểm tra thì cậu lại cuống quýt nói với mẹ: “Con đi làm ngay đây ạ”.
Mặc dù trẻ có nhiều cách nói dối, nhưng nguyên cớ chung quy cũng không ngoài mấy trường hợp sau:
- Mười đứa trẻ thì có tới chín đứa không chịu thua kém ai
Trẻ cũng có tâm lý cạnh tranh như người lớn, chúng thường muốn tạo sự chú ý cho người khác hoặc muốn được người khác khen ngợi và âu yếm, đồng thời hi vọng rằng mình sẽ có một chỗ đứng nhỏ trong thế giới này. đương nhiên, tâm lý tích cực vươn lên này là vô cùng đáng quý, vì nó luôn lúc đẩy trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu tâm lý không chịu thua kém ai thiếu sự chỉ dẫn đúng đắn từ người lớn thì cũng có thể dẫn đến việc nói dối.
- Thông thường trẻ nói dối là để tránh phải chịu khổ
Khi trẻ ý thức được rằng mình sẽ bị tốn thương, phải chịu tủi nhục và gặp nguy hiểm thì trẻ sẽ dùng cách nói dối để giải thoát cho mình. Chẳng hạn khi phạm lỗi nhưng sợ bị trách mắng nên trẻ đã tạo ra một câu chuyện khác để che giấu lỗi lầm của mình, trẻ sẽ nói là do người khác sai trẻ làm, hoặc nói là do không biết phải làm thế nào nên mới mắc lỗi. hay như khi chưa làm xong bài tập, do sợ bị phê bình nên nói dối đã làm xong rồi.
- Trẻ quá tự ti dẫn đên nói dối
Trong cuộc sống hiện thực, một số trẻ do thành tích học tập không tốt lắm mà không đuợc thầy cô tuyên duong, lại không đuợc bạn bè quan tâm đến nên có tâm lý tự ti vì mình không bằng nguời khác, bé Minh 5 tuổi đã là một đứa trẻ không đuợc bạn bè coi trọng, không đuợc mọi nguời chú ý, cậu đã nói dối rằng nghỉ hè bố mẹ sẽ cho cậu đi biển, và cả đi thuyền nữa, khiến các bạn cứ xúm lại hỏi han về chuyện này, và uớc ao đuợc nhu cậu.
- Cha mẹ không gương mẫu khiến trẻ nói dối
Mọi nguòi đều biết rằng, lời nói và hành động của cha mẹ có ảnh huởng trực tiếp và sâu sắc đến sự truởng thành của trẻ. ví dụ, trẻ mới đi nhà trẻ thuòng khóc không chịu đi, có một số cha mẹ thuờng nói: “Hôm nay con cứ đi học rồi ngày mai không đi nữa”. Nhung sự thực không phải như vậy, lâu dần trẻ sẽ cho rằng nói dối là chuyện hết sức bình thuờng, vô hình trung trẻ đã học nói dối từ cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không đuợc xem nhẹ việc trẻ và những nguời khác nói dối. ví dụ, khi trẻ nói dối mà cha mẹ không kịp thòi chỉ bảo, phê bình và uốn nắn, cũng không tỏ ý phản đối chuyện nguời khác nói dối, không đua ra nhận xét đúng đắn của mình, thì trẻ sẽ thấy nói dối cũng không sao.
Nắm bắt tâm lý
Như đứa trẻ 5 tuổi chẳng may làm vỡ chậu hoa nhà hàng xóm, khi bị cha mẹ trách mắng thì thề thốt không chịu nhận, tâm lý của đứa trẻ đó là “chỉ mong rằng mình chua từng làm việc này”. Khi đứa trẻ 6 tuổi kể không đúng với mẹ rằng bạn khác đuợc mẹ cho đi choi công viên, tâm lý của nó là “muốn điều đang tuởng tuợng trở thành sự thực” đều không nên tính là nói dối. tuy nhiên sau khi trẻ đi học, nếu nói dối để chiếm đoạt đồ vật của nguời khác hoặc để xâm hại quyền lợi của nguời khác thì rất có thể đã xuất hiện một số vấn đề về phẩm chất đạo đức, cha mẹ phải kịp thời uốn nắn.
Phương pháp giải quyết
Nếu trẻ nhà bạn hay nói dối thì bạn có thể làm theo cách này:
- Không đánh giá trẻ bằng tiêu chuẩn người lớn
Có rất nhiều động cơ khiến trẻ nói dối, vì vậy phải căn cứ vào tình hình thực tế để xử lý, không được tùy tiện đem tiêu chuẩn đạo đức của người lớn để đánh giá, đó là điều quá sâu xa và khó hiểu đối với trẻ. Nếu không thì không chỉ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, và còn có thể khiến cho “bệnh” nói dối của trẻ càng trầm trọng hơn.
- Tác động bằng tình cảm, thuyết phục bằng đạo lý, không được trừng phạt quá nghiêm khắc
Trẻ nói dối chắc chắn sẽ bị trách phạt, tuy nhiên không nên xử phạt quá nghiêm khắc, mà phải tác động bằng tình cảm, thuyết phục bằng đạo lý, để trẻ hiểu rằng gây lỗi thì phải chịu phạt, đồng thời cũng phải làm cho trẻ hiểu rằng, tuy cha mẹ buồn phiền vì trẻ nói dối, nhưng thực ra vẫn rất thương trẻ. Chỉ có như vậy thì phương pháp giáo dục trẻ mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu trừng phạt quá nghiêm khắc thì chỉ có thể khiến trẻ cảm thấy bất công, và để chống lại sự bất công đó, trẻ sẽ lại tìm cách nói dối.
- Không nên truy hỏi trẻ nhiều
Khi cha mẹ phát hiện thấy trẻ đang nói dối thì hầu hết liền truy hỏi ngay, thực ra là cha mẹ muốn tạo cho trẻ cơ hội nói thực, nhưng kết quả là trẻ lại càng nói dối thêm để chứng minh mình hoàn toàn ngay thẳng. Do vậy, nếu cha mẹ biết được chân tướng sự việc thì không cần phải truy hỏi nhiều.
Nếu cha mẹ tuy không biết chân tướng sự việc, nhưng có thể khẳng định rằng câu trả lời của trẻ không hề đáng tin thì cũng không cần phải truy hỏi trẻ. tóm lại, không cần phải truy hỏi đứa trẻ đã nói dối, nếu không thì chỉ có thể làm cho đứa trẻ đó lại tìm cách nói dối, như vậy vừa khiến cho tâm lý của đứa trẻ càng thấy áy náy và bất an, mà cũng làm cho mình càng tức giận hơn. Chi bằng hãy tin tưởng vào sự suy đoán của mình, nói với trẻ rằng cha mẹ mong muốn hoặc yêu cầu trẻ phải làm như thế nào.
- Không được chê cười, mà phải tiến hành dẫn dắt
Điều quan trọng nhất sau khi trẻ nói dối đó là phải dẫn dắt, chủ yếu là để trẻ hiểu rõ đúng sai, từ hậu quả của việc nói dối đế giảng giải cho trẻ hiểu được chuẩn mực đạo đức. Chê cười chỉ làm cho đứa trẻ bất mãn, từ đó mất đi niềm tin.
- Cho trẻ nếm cảm giác bị lừa gạt
Ví dụ, khi trẻ muốn đi choi công viên, cha mẹ có thể đồng ý, nhưng một lát sau lại không thừa nhận, và trẻ sẽ hỏi tại sao cha mẹ lại nói dối. Lúc này cha mẹ phải biết lựa tình thế mà nói với trẻ: “Con biết cảm giác khi bị người khác lừa gạt thế nào rồi chứ, con có biết mỗi lần mẹ biết con đang nói dối thì mẹ buồn lắm không. Cho nên, từ nay về sau, chúng ta phải tin tưởng lẫn nhau, con không nói dối mẹ, và mẹ cũng không nói dối con, có được không nào?” đọc đến đây chắc hăn bạn cũng đoán được cảm giác của trẻ như thế nào.
- Uốn nắn trẻ từ sớm
Trẻ nói dối không phải chuyện đáng sợ, mà điều đáng sợ đó là cha mẹ bị lừa gạt trước lời nói dối của trẻ, nếu cứ đế hành vi nói dối tiếp tục tái diễn thì cuối cùng nói dối sẽ thành thói quen. Khi cha mẹ nhận ra trẻ nói dối, hoặc khi trẻ tự thừa nhận mình nói dối, cha mẹ nên nói rằng “biết sai mà sửa thì vẫn ngoan, bố mẹ vẫn yêu những đứa trẻ trung thực”.