BỐN BÀI HỌC QUAN TRỌNG KHI GIAO TIẾP CÙNG CON CÁI

BỐN BÀI HỌC QUAN TRỌNG KHI GIAO TIẾP CÙNG CON CÁI

09/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

    Có rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong khi giao tiếp cùng con cái. Đôi khi khúc mắc, mâu thuẫn lại nảy sinh trong gia đình đến từ việc cha mẹ không hiểu cho con cái và ngược lại. Với bốn bài học sau, bậc làm cha mẹ sẽ có thể tiến gần hơn với con cái mình:

1. Chấp nhận vô điều kiện

Chấp nhận vô điều kiện là thế nào?

Chấp nhận đứa trẻ vô điều kiện nghĩa là yêu thưong đứa trẻ không vì nó đẹp, thông minh, có năng khiếu, học giỏi, sẵn sàng giúp đỡ mọi người,... mà đơn giản vì nó là đứa trẻ! Nhiều khi cha mẹ nói vói cậu con trai hoặc cô con gái thế này: “Nếu con là đứa trẻ ngoan thì mẹ (bố) sẽ yêu thưong con.”

Hoặc: “Đừng có mong mẹ (bố) đối xử tốt nếu con chưa chừa cái thói... (lười nhác, đánh nhau, nói hỗn), nếu chưa... (vâng lòi, học tập tốt, giúp đỡ việc nhà).” Đê’ ý chúng ta sẽ thấy: các câu phát ngôn đó thông báo thẳng cho đứa bé biết rằng nó đưực chấp nhận là có điều kiện, rằng mọi người yêu nó (hoặc sẽ yêu) “chỉ khi nếu...”. Thái độ định giá, có điều kiện đối vói con người nói chung là điểm đặc trưng của nền văn hóa chúng ta. Thái độ như vậy ăn sấu vào tiềm thức của cả con trẻ.

2. Sự giúp đỡ của cha mẹ.

Đừng can thiệp vào công việc trẻ đang làm nếu nó không nhờ giúp đỡ. Việc bạn không nhúng tay vào sẽ là thông báo cho nó biết: “Mọi việc ổn cả. Con tất sẽ làm đưực.”

Chúng ta hãy quan sát đứa bé lên một tập đi. Bé bứt ra khỏi bàn tay mẹ và chập chững những bước đầu tiên trong đòi. Khó nhọc lắm bé mói giữ được thăng bằng, người bé đu đưa, hai cánh tay bé xinh chói vói. Nhung bé thích lắm và rất hãnh diện! Hiếm phụ huynh nào lại có ý nghĩ dạy bảo bé: “Ai lại đi thế? Nhìn đây con, phải thế này này!” hoặc: “Sao lại lắc la lắc lư thế! Mẹ đã nói bao lần rồi là đừng có vẫy tay như vậy! Nào bước lại đi, bước đúng vào!”.

Biết sai sót là có lợi và thường là cần thiết, nhưng việc chỉ ra sai sót cần đặc biệt cẩn thận. Thứ nhất, không phải sai sót nào cũng nêu ra; thứ hai, tốt nhất nên nói về sai sót khi bình tĩnh mói nói chuyện chứ không đưực nói vào lúc đứa trẻ đang mải mê công việc và cuối cùng, mọi nhận xét bao giờ cũng phải trên nền khen ngợi nói chung.

3. Cùng làm nào!

Nếu con trẻ đang trong tình huống khó khăn và mong muốn nhận đ ư ợ c sự giúp đõ* của bạn, bạn nhất thiết phải giúp nó. “Nào, chúng ta cùng làm” - câu nói mở đầu này thật tuyệt diệu, nó mở ra cho đứa trẻ cánh cửa đi vào những kỹ năng mói, tri thức và sở thích mói

Được biết mỗi lửa tuổi có một phạm vi giói hạn những việc mà đứa trẻ tự làm đưực. Những công việc ngoài phạm vi đó, đứa trẻ chỉ có thể làm được vói sự giúp đỡ của người lớn hoặc nói chung vưựt quá khả năng của con trẻ

ngày m ai con trẻ sẽ tự làm đ ư ợ c công việc m à hôm nay nó làm cùng vứi cha m ẹ, và chính nhờ vào việc đã làm “cùng với cha mẹ”. Khu vực cùng làm - đó là vốn quý giá, là tiềm lực cho tương lai sắp tới. Vì thế nó mới được gọi là khu vực phát triển sắp tới. Chúng ta hình dung khu vực đó của một trẻ này rộng tức cha mẹ cùng làm vói bé nhiều, còn của đứa trẻ khác lại hẹp vì cha mẹ thường để bé tự làm một mình. Đứa trẻ thứ nhất sẽ phát triển nhanh hơn, tự tin hơn, thành đạt hơn.

4. Thái độ thân thiện là quan trọng

Có lẽ ở chỗ nào đó, chỉ đạo là cần thiết, nhưng trong những việc cùng làm với con trẻ thì không. Chỉ cần xuất hiện những lời chỉ bảo là công việc làm chung chấm dứt ngay. Bởi lẽ cùng chung là bằng vai phải lứa, là ngang hàng. Không nên chiếm vị trí trên đứa trẻ; con trẻ rất nhạy vói cái đó và trong lòng chúng phản đối kịch liệt. Vì thế mói có chuyện chúng cưỡng lại “việc làm cần thiết”, không đồng ý với “điều hiển nhiên”, cãi lại “điều không thể chối cãi được”. Giữ vị trí ngang hàng không phải chuyện dễ, đôi khi đòi hỏi sự tâm lý, óc sáng tạo và kinh nghiệm đòi thường

Thường thì các bậc phụ huynh muốn quá nhiều ở con mình. Bản thân họ sống cũng mệt mỏi, chẳng còn sức lực, thời gian cho những sở thích riêng, đòi tư của mình nữa. Nghĩa vụ cha mẹ của họ thật nặng nề! Điều đó thật dễ hiểu: họ luôn luôn phải kéo thuyền ngược dòng! Mà điều đó sẽ có hậu quả thế nào với con trẻ?

“Vì yêu thương” hay “vì tiền”

Khi chạm trán vói thái độ con trẻ không muốn làm việc mà nó phải làm: học, đọc sách, làm việc nhà, một số phụ huynh xử sự bằng cách “mua chuộc”. Họ đồng ý trả cho con tiền, đồ vật, thú giải trí nếu chúng làm những việc họ muốn. Phương pháp đó rất nguy hiểm, chưa nói là kém hiệu quả. Thường sau đó, đòi hỏi của đứa trẻ sẽ gia tăng - chúng đòi hỏi nhiều hon và sớm hon, còn cách hành xử thì không có gì thay đổi.

Nếu biết rằng làm việc đó sẽ được trả tiền hoặc có phần thưởng, tính tích cực của họ sẽ giảm và tính chất của toàn bộ hoạt động sẽ thay đổi: lúc này họ bận bịu không phải với “công việc sáng tạo của mình” mà là để “kiếm tiền”.

Chúng ta hãy thận trọng vói những biện pháp khích lệ từ bên ngoài, kích thích vật chất con trẻ. Chúng có thể rất độc hại, phá hủy cái mô mỏng manh của tính tích cực bên trong của chính đứa trẻ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: