CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC DẤU VÂN TAY

CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC DẤU VÂN TAY

26/08/2020 Lê Anh Tiến 0 Bình luận

1. SƠ ĐỒ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VỀ PHÂN TÍCH VÂN TAY
 
- Giai đoạn 1 – Lý luận RC (Rigde Count)
 
- Giai đoạn 2 – Lý luận PI (Pattern Intensity)
 
- Giai đoạn 3 – Lý luận NGF (Nerve Growth Factor)
 
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÂN TAY

► 6 - 8 tuân tuổi: Lớp đệm hình thành

► 10 - 12 tuần tuổi: Lớp đệm thoái hóa

► 13 tuần tuổi: Vân tay hình thành và phát triển

► 21 tuần tuổi: Vân tay hoàn thiện

Lưu ý: Khi thai nhi được 14 tuần tuổi các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não.

3. DI TRUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG
 

            Di truyền và môi trường là hai yếu tố đồng tác động lên việc hình thành tính cách cá nhân.
 
            Di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định tính cách cá nhân. Yếu tố thứ hai là môi trường. Môi trường bao gồm chế độ dinh dưỡng, môi trường tâm lí của gia đình, sự giáo dục gia đình cũng như xã hội và môi trường xã hội.
 
            Để nghiên cứu tác động của môi trường lên việc hình thành tính cách cá nhân, các nhà tâm lí học đã nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng – có cùng một hệ thống gen di truyền - bị chia rẽ ngay từ khi mới chào đời. Theo Thomas Bouchard, một trong những ví dụ điển hình là cặp song sinh cùng trứng Oscar Stohr và Jack Yufe.
 
            Do hoàn cảnh gia đình, hai anh em này bị chia rẽ. Oscar trưởng thành ở nước Đức quốc xã, đã từng tham gia vào đội thanh niên Hitle. Ông là một người thuộc phái bảo thủ và theo đạo Thiên chúa giáo. Sau chiến tranh ông là đốc công ở một nhà máy thuộc Cộng hoà liên bang Đức. Jack được nuôi dạy như một người Do thái, lớn lên ở một nước thuộc vùng biển Caribê. Ông theo Do thái giáo, căm ghét Đức quốc xã. Ông là người theo phái tự do và chủ một cửa hàng.
 
            Giống như mọi cặp song sinh cùng trứng bị chia lìa khác, Oscar và Jack khác nhau trong một số lĩnh vực quan trọng. Một trong hai người tự tin và cởi mở hơn người kia. Nhưng đáng nói nhất lại là tất cả những cặp song sinh bị chia rẽ luôn bộc lộ những nét giống nhau đến kì lạ. Khi còn đi học, cả Oscar lẫn Jack đều giỏi thể thao và kém toán. Cả hai có cách đi đứng và nói năng giống nhau. Cả hai đều ân cần và đãng trí. Họ cùng thích những món ăn có gia vị và rượu ngọt, cùng thích quấn băng co dãn quanh cổ tay và cùng xả nước bồn cầu trước và sau khi sử dụng nó.


             Sự giống nhau của cặp song sinh bị chia rẽ này hiển nhiên là do di truyền quyết định. Sự khác nhau của họ là do môi trường nuôi dạy tạo ra. Tuy nhiên, sự đóng góp của di truyền và môi trường vào việc định hình tính cách không chỉ đơn thuần là phép cộng các tác động. Bản thân môi trường và di truyền cũng tác động lên nhau, làm biến đổi nhau.
 
            Theo Conrad Waddington, có một số nét tính cách chịu tác động lớn của gen di truyền. Đối với những tính cách này, môi trường không thể tác động để thay đổi. Ví dụ, dù là bình thường hay điếc bẩm sinh, trẻ 8 đến 10 tháng tuổi đều phát ra những âm thanh bập bẹ, không chuyển tải ý nghĩa. Nói cách khác, dù có được bao bọc hay không bởi môi trường âm thanh thì trẻ vẫn phát ra những âm thanh bập bẹ này.
 
            Bên cạnh đó, một số nét tính cách khác lại chịu tác động lớn của môi trường như trí tuệ, cá tính và khí chất. Theo Gottesman, đối với những tính cách này di truyền sẽ cung cấp tiềm năng nhưng mức độ phát triển lại phụ thuộc rất lớn vào sự thuận lợi của môi trường.
 
            Đôi khi chúng ta nghe thấy các bậc cha mẹ phàn nàn: “Cháu nó có thiếu thốn gì đâu. Chúng tôi lúc nào cũng để mắt đến cháu, cố gắng dạy cháu những điều hay lẽ phải…” Giả sử tất cả những điều này là sự thật thì tại sao với một môi trường như vậy trẻ em lại chưa ngoan? Câu trả lời là môi trường do các bậc cha mẹ này tạo ra chỉ là môi trường mà họ chia sẻ với con. Bên cạnh đó trẻ em còn có môi trường không chia sẻ của riêng mình. Đó có thể là nhóm bạn ở trong và ngoài trường học, công việc hoặc thú vui mà trẻ yêu thích, sự đối xử của những người xung quanh đối với trẻ...
 
           Theo các nhà tâm lí học Scarr và McCartney, sự đối xử của những người xung quanh đối với trẻ có tính liên đới: trẻ có thể được đối xử tốt hoặc xấu có thể do những ứng xử không đẹp của bản thân. Nhưng đôi khi những ứng xử này lại có những lí do ít phụ thuộc vào bản tính của trẻ như ngoại hình đẹp hay xấu xí, quan hệ và địa vị xã hội của bố mẹ, họ hàng… Ngoài ra, trẻ toàn quyền trong việc lựa chọn môi trường không chia sẻ này. Vì vây, có thể nói là trẻ tách từ môi trường vĩ mô của mình một môi trường vi mô phù hợp với thiên hướng bẩm sinh - một khoảng trời riêng cho bản thân. Những môi trường - khoảng trời riêng có thể tác động rất mạnh lên sự phát triển xã hội, cảm xúc, trí tuệ và năng lực trong tương lai của trẻ.
 
          Tương quan giữa tác động môi trường cùng chia sẻ với tác động môi trường riêng thay đổi trong suốt thời niên thiếu. Khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa thể tự mình đến nhà bạn để chơi, tự mình ra khỏi nhà thì tác động của môi trường do bố mẹ tạo ra cực kì quan trọng. Khi trẻ bắt đầu vào tiểu học, vai trò của môi trường riêng, không chia sẻ ngày càng lớn, ngày càng tác động mạnh lên sự hình thành tính cách và năng lực của trẻ. Trong khi đó, tác động do môi trường mà trẻ chia sẻ cùng bố mẹ ngày càng giảm. Tác động do cách đối xử của những người xung quanh sẽ tồn tại suốt cuộc đời
 
         Để cho con cái phát triển tốt và toàn diện, ngoài môi trường mà bố mẹ tạo ra và chia sẻ với con, các bậc cha mẹ phải quan tâm để điều chỉnh môi trường riêng của trẻ. Công việc này phải bắt đầu ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Bố mẹ phải hướng dẫn, giúp hình thành những sở thích và cách ứng xử phù hợp cho con. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là con phải tự nguyện tiếp thu những cách ứng xử và tự do chọn sở thích. Mọi sự ép buộc chỉ dẫn đến việc khi đứa trẻ có cơ hội chọn lựa môi trường riêng không chia sẻ thì nó sẽ tìm cách giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc mà bố mẹ đặt ra. Nói cách khác, nó sẽ chọn một môi trường riêng khác hẳn, thậm chí trong những trường hợp cực đoan sẽ trái ngược hẳn với mong muốn của bố mẹ.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: