Hiện nay, nhiều đứa trẻ làm việc không trọn vẹn, hay bỏ dở giữa chừng. Bất kể làm việc lớn hay việc nhỏ, chúng đều hành động theo sở thích và tâm trạng, không để ý tới hậu quả. Vì quá nuông chiều, người lớn cũng không kịp thời điều chỉnh, để trẻ hình thành nên thói quen xấu, lúc đó có muốn sửa đổi thì cũng đã quá muộn.
làm Việc có đầu có cuối mới có Thể Thành công Muốn trẻ làm việc có đầu có cuối, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
- Yêu cầu nghiêm khắc
Đối với những thói quen xấu, nếu không áp dụng những biện pháp nghiêm khắc thì khó có thể sửa đổi được. Đối với những hành vi tốt, cần có những yêu cầu mới để tiếp tục duy trì và củng cố. Một số bậc phụ huynh do nhất thời hứng thú nên đã giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó, khi mới bắt đầu thì chăm chỉ giám sát, sau đó lại không yêu cầu chúng hoàn thành. Đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ làm việc không trọn vẹn.
- Cổ vũ động viên
Nếu trẻ thấy khó, muốn rút lui, không muốn tiếp tục hoàn thành công việc, người lớn không nên mắng mỏ hay cằn nhằn, càng không được châm chọc, bởi làm như vậy sẽ khiến trẻ hình thành tâm lí phản kháng, đồng thời làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ nên quan sát theo dõi kĩ lưỡng, đưa ra những ý kiến đóng góp kịp thời, và đúng mực, khẳng định từng bước tiến của trẻ, tích cực biểu dương, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, từ đó hình thành nên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế
Tự kiềm chế là khả năng tự kiêm soát và không chê hành động của bản thân, biểu hiện chủ yếu là trẻ có thể tự hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra, tự kiểm soát những hành vi của bản thân. Do tuổi còn nhỏ, khả năng tập trung chưa ổn định, khả năng tự khống chế chưa hình thành, nên khi làm việc trẻ thường có bắt đầu mà không có kết thúc. Cha mẹ nên bắt đầu hướng dẫn trẻ từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống. Trước tiên, chúng ta có thể đưa ra những yêu cầu nhỏ và hỗ trợ trẻ hoàn thành, Sau đó, nhiệm vụ dần tăng lên cả về chất và lượng, trẻ sẽ dần học được cách tự điều chỉnh và kiểm soát hành động của mình, cố gắng nỗ lực và làm việc một cách nghiêm túc.
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm
Trẻ làm việc thường theo cảm hứng, với những việc không thích, trẻ thường bỏ dở giữa chừng. Lúc này, người lớn nên coi đó như một nhiệm vụ giao cho trẻ. Ví dụ: Trong nhà có nuôi một chú chó nhỏ, người lớn giao cho trẻ phụ trách việc cho chó ăn và uống. Khi trẻ cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, chúng sể có dũng khí vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, dần hình thành nên một thói quen tốt.
- Để con tự hoàn thành công việc
Con người thường dễ quên những nhiệm vụ đã hoàn thành bởi nhu cầu hoàn thành” đã được đáp ứng đầy đủ. Ngược lại, chúng ta lại rất nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành bởi “nhu cầu hoàn thành” vẫn chưa được đáp ứng. Các chuyên gia gọi hiện tượng đó là tâm lí “tự hoàn thành” .
Khi hoàn thành một nhiệm vụ, con người thường cảm thấy rất vui vẻ. Khi chưa hoàn thành, trong lòng thường cảm thấy không yên tâm. Khi một người lo lắng không thể hoàn thành hoặc phải tốn rất nhiều công sức mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, để tránh ảnh hưởng của tâm trạng không vưi, chúng ta thường lựa chọn cách kéo dài thời gian. Tâm lí “tự hoàn thành” nhiều lúc cũng gây ra những phản ứng trái ngược: Kéo dài thời gian, có bắt đầu nhưng không có kết thúc .
Tâm lí “tự hoàn thành” cũng giống như một vòng tròn, nếu vẽ được vòng tròn hoàn chỉnh đương nhiên là điều tốt nhất, nhưng không vẽ được hình tròn thì cũng không có gì nghiêm trọng. Chúng ta nên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, cho dù kết quả không được như ý muốn cũng không có gì đáng buồn. Chúng ta nên căn cứ theo tầm quan trọng và độ cấp bách để chia mọi công việc hàng ngày thành 3 loại: loại thứ nhất bắt buộc phải có bắt đầu và kết thúc hoàn chỉnh, loại thứ hai cố gắng hoàn thành, loại thứ ba có thể tùy cơ ứng biến.
Đối với trẻ, người lớn có thể lợi dụng nguyên lí vẹn toàn để hình thành thói quen tốt cho trẻ, yêu cầu trẻ hoàn thành những công việc bắt buộc phải hoàn thành .
Do mỗi đứa trẻ có hoàn cảnh sống và tính cách khác nhau, muốn sửa chữa những thói quen không tốt, chúng ta cần sử dụng những phương pháp khác nhau. Trong quá trình bồi dưỡng thói quen làm việc có đầu có cuối, lòng kiên trì và sự hướng dẫn tận tình, đúng lúc của cha mẹ là yếu tố quyết định.