DẠY CON VỀ TIỀN BẠC TỪ NHỎ

DẠY CON VỀ TIỀN BẠC TỪ NHỎ

23/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

           

      Thói quen tiêu pha hợp lí giúp trẻ hình thành quan niệm đúng đăn vê tiên bạc và nhân sinh quan. Những triệu phú bắt đầu từ hai bàn tay trắng, khi giáo dục con cái đều coi trọng điều này, vì vậy thế hệ thứ hai thường có thành tựu vượt trội hơn so với thế hệ thứ nhất. Chỉ khi có quan niệm đúng đắn về tiền bạc, con người mới có thể cảm nhận được ý nghĩa thực sự của đồng tiền, bằng không, tiền dù có nhiều đến đâu cũng không khác gì giấy vụn .

            Hiện nay, mức sống trung bình ở nước ta chưa cao nhưng các gia đình đều có một tâm lí chung: Cha mẹ tiết kiệm để chu cấp đầy đủ cho con cái. Trong những gia đình như vậy, khi trẻ mở miệng xin tiền, bất kể vì lí do gì, cha mẹ đều cố gắng đáp ứng, hầu như không có bất kì hạn chế nào. Kết quả là trẻ thường xuyên tiêu vượt quá hạn mức cho phép, không hiểu được giá trị thực sự của đồng tiền, trở thành “quý tộc” trong gia đình bình dân. Hiện tượng này rất đáng lo ngại.

            Những nghiên cứu gần đây cho thấy, những đứa trẻ hiện nay mua sắm quá nhiều, chơi quá nhiều. Tuổi thơ ngày càng được thương mại hóa đã làm giảm cảm giác hạnh phúc, biến chúng thành một thế hệ yêu hàng hiệu, thích tiêu tiền, trọng vật chất.

Global Talent giới thiệu tới quý phụ huynh một số bí quyết để bố mẹ dạy trẻ tiêu dùng hợp lí.

  1. THÓI QUEN TIÊU DÙNG CÓ KÉ HOẠCH

• Mỗi tuần, cha mẹ có thể cho trẻ một số tiền tiêu vặt nhất định, số tiền này nên nằm trong mức tiêu dùng thích hợp, mức tiền có thể điều chỉnh theo quá trình trưởng thành và nhu cầu thực tế của trẻ .

• Định kì cho trẻ tiền tiêu vặt, ví dụ mỗi tuần hoặc mỗi tháng cho một lần...

• Cha mẹ có thể giúp trẻ giúp trẻ lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Như vậy, trẻ học được cách phân chia hợp lí, sử dụng tiền vào những việc thích họp, tránh tiêu pha vô độ .

• Dạy trẻ cách ghi chép chi tiêu. Có thể mua cho trẻ một cuốn sổ nhỏ và yêu cầu trẻ ghi lại những khoản mình đã chi tiêu, từ đó hình thành nên thói quen chi tiêu theo kế hoạch .

• Dạy trẻ cách tiết kiệm. Cha mẹ có thể dạy trẻ cách để dành tiền, đồng thời dạy trẻ tiết kiệm những khoản nhỏ để sau này làm việc lớn.

  1.  THÓI QUEN CHI TIÊU HỢP LÍ

            Gia đình giàu hay nghèo, thì đối với trẻ, tiêu pha hợp lí là một thói quen tốt có vai trò quan trọng. Chúng ta cần làm gì để hình thành cho trẻ thói quen này? Phương pháp cụ thể có thể kể tới như: Nói với trẻ đắt không phải là tốt nhất, khi đi mua sắm nên lấy chất lượng và giá cả hợp lí làm tiêu chuẩn, theo đuổi những thương hiệu là thói quen tiêu dùng không lành mạnh, không nên khuyến khích trẻ đem tiềm lực kinh tế của gia đình đi khoe khoang.

            Nếu gia đình giàu có cũng nên giáo dục theo cách thông thường, nói với trẻ những khó khăn khi cha mẹ ở bên ngoài kiếm tiền, cùng trẻ bàn kế hoạch chi tiêu của cả nhà trong cả tháng, không nên theo đuôi người khác một cách mù quáng mà nên tiêu pha theo nhu cầu của bản thân, không tiêu vượt quá mức cho phép,

  1.  CHI TIÊU CẦN KIÊN NHẢN

Chi tiêu cũng cần kiên nhẫn, cần tìm hiểu tình hình thực tế, nên so sánh trước, sau đó mới tiến hành hoạt động mua bán. Chúng ta cần làm gì để hình thành cho trẻ thói quen này? Phương pháp cụ thể là: Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ mua đồ gì đều phải để ý đến giá cả; khi đưa trẻ đi mua đồ nên nói với chúng nếu nhìn thấy thứ đồ mình thích, không nên mua ngay mà nên đi xem xung quanh, sau đó mới quyết định có mua hay không, nên mua của gian hàng nào; nếu so sánh giá cả nên chọn những sản phẩm cùng loại, những sản phẩm khác thương hiệu hay khác loại đều không thể so sánh.

            Ngoài ra, cần dạy trẻ, khi mua đồ không nhất thiết phải xét đi xét lại nhiều lần, chỉ cần chất lượng và giá cả hợp lí, phù hợp với nhu câu thì không cân phải lãng phí thời gian lựa chọn. Thời gian vô cùng quan trọng, vì vậy biết cách phán đoán cũng là điều cần thiết.

4.  THÓI QUEN TIẾT KIỆM

            Cha mẹ nên dạy trẻ cần lấy giản dị làm tiêu chuẩn của cái đẹp, không nên nhìn quần áo, phục sức bên ngoài mà đánh giá nhân phẩm của người khác, hình thành sự liên kết giữa vẻ đẹp bên ngoài và nét đẹp tâm hồn. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách tiết kiệm.

5. CHI TIÊU KHOA HỌC

            Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng, giá tiền không phải là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá giá trị của sự vật, nhưng không nên tham đồ rẻ mà mua những sản phẩm kém chất lượng. Sau khi mua đồ, cần giữ lại hóa đơn, nếu sản phẩm mua về có vấn đề, chúng ta cũng có thể căn cứ vào hóa đơn để đòi lại quyền lợi của mình từ các cơ quan có trách nhiệm.

6. TIÊU DÙNG THÔNG MINH

            Cha mẹ nên dạy trẻ không được tin vào các nội dung quảng cáo. Có chọn mua sản phẩm hay không, cần phải xem xét nhu cầu thực tế của mình và chất lượng thực của sản phẩm, không nên quyết định chọn mua khi chỉ nghe lời quảng cáo .

        Tiết kiệm là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, nhưng phẩm chất tốt đẹp này đang dần bị mai một, nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã hình thành thói quen tiêu tiền vô độ, không hiểu nguyên tắc chi tiêu họp lí. Tục ngữ nói: Bạn không chi tiêu hợp lí, tiền tài sẽ không đến với bạn. Có quan niệm chi tiêu độc lập và đúng đắn, trẻ mới có đủ tự tin đối diện với cuộc sống sau này.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: