Xã hội tương lai cần những nhân tài có tinh thần tập thể, trẻ biết hợp tác với người khác sẽ gặt hái được nhiều thành công. Nếu nói rằng việc phát triển khả năng nhận biết và khai thác tiềm năng trí lực trong phương pháp giáo dục thời kỳ đầu là rất quan trọng thì việc dạy trẻ kỹ năng hợp tác và chia sẻ cũng quan trọng không kém.
Trong cuộc sống gia đình, trẻ ích kỷ thường có biểu hiện sau: Không quan tâm đến người lớn; không làm hoặc ít khi làm việc nhà; những thứ gì ăn ngon, chơi vui đều là của mình; thường đặt ra yêu cầu quá cao trong cuộc sống; luôn cảm thấy có ít thứ thuộc về mình.
Vì vậy, để trẻ không trở thành một con người ích kỉ, chỉ “bo bo” bản thân mình thì ngay từ nhỏ, bố mẹ và gia đình cần rèn ngay cho trẻ với những phương pháp sau:
Trước tiên, phải hướng dẫn trẻ cách sống hòa đồng với mọi người, trong hoạt động tập thể, dạy cho trẻ biết chia sẻ đồ chơi và cùng vui chơi với các bạn. tiếp theo, không được nhân nhượng trẻ, phải kiên quyết từ chối những yêu cầu vô lý của trẻ, đương nhiên cũng phải đáp ứng những yêu cầu hợp lý.
1. Không được quá nuông chiều trẻ
Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ phải đáp ứng hợp lý nhu cầu của trẻ, nhưng cố gắng không dành cho trẻ sự đãi ngộ đặc biệt, để trẻ biết rằng mình cũng bình đẳng như các thành viên khác trong gia đình, để trẻsớm loại bỏ tư tưởng chỉ có mình là nhất, để trẻ cùng gánh vác công việc nhà phù hợp với sức mình, tức là phải để trẻ biết rằng mỗi thành viên trong gia đình đều nương tựa vào nhau, phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, những đồ ăn ngon, đồ chơi hay, mọi người đều có phần, đối với những yêu cầu mà trẻ đưa ra, yêu cầu nào hợp lý mới đáp ứng, còn không thì tuyệt đối không được nhân nhượng. Nếu trong nhà có đồ ăn ngon thì cha mẹ thường không nỡ ăn một mình, mà đều giữ lại cho con, cách làm này rất dễ khiến trẻ hình thành ý thức độc quyền, nếu cứ để tiếp diễn thì sẽ phát triển thành tâm lý ích kỷ.
2. Dạy trẻ học cách kết bạn với các bạn cùng lứa tuổi
Trẻ trên 5, 6 tuổi cần có bạn, nhưng vì xu hướng hiện nay là sinh ít con nên trẻ có ít hoặc không có anh chị em, hơn nữa nhiệm vụ học tập nặng nề, áp lực lớn và ít qua lại với hàng xóm láng giềng khiến trẻ thường phải học một mình, chơi một mình. Như vậy, trẻ sẽ rất khó mà suy nghĩ cho người khác, môi trường sống đơn độc tất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. để thay đổi tình trạng này, cha mẹ phải chủ động trò chuyện nhiều hơn với trẻ, ngoài ra còn phải cổ vũ trẻ năng giao lưu với các bạn cùng xóm, chẳng hạn bảo trẻ lấy hoặc đưa báo cho nhà hàng xóm, mượn hay trả đồ cho nhà hàng xóm,... Cha mẹ cũng phải tạo thật nhiều cơ hội cho trẻ giao lưu với các bạn, ví dụ: Ngày chủ nhật
Mời các bạn của con đến nhà chơi, và cũng cho trẻ đến nhà khác chơi, cổ vũ trẻ mang đồ chơi của mình cho các bạn chơi cùng, vui chơi hòa thuận, nhuờng nhịn lẫn nhau, trong quá trình này, trẻ sẽ cảm nhận đuợc tình bạn giữa nguời với nguời, từ đó dần biết cách quan tâm đến nguời khác.
3. Để trẻ nhận thức đuợc sự nguy hại của thói ích kỷ
Sở dĩ trẻ ích kỷ là do còn có một nguyên nhân quan trọng, đó chính là không nhận thức đuợc tác hại của tính ích kỷ, mà trái lại chỉ thấy đuợc những điểm lợi mà tính ích kỷ mang lại. trẻ còn nhỏ, nhìn nhận vấn đề còn nông cạn, nên việc trẻ thuờng phán đoán đúng sai bằng trực giác cũng chẳng có gì là lạ, tuy nhiên, cha mẹ phải huớng dẫn trẻ nhận thức vấn đề một cách sâu xa. ví dụ, việc trẻ ăn quá nhiều tuy bề ngoài thấy rất “suớng miệng”, nhung thực tế lại rất dễ gây mất cân bằng chất dinh duỡng, từ đó dẫn đến bệnh béo phì, thiếu máu,...
4. Làm gương tốt cho trẻ
Cách tốt nhất để trẻ học được lòng yêu thương và chia sẻ là cho bé thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn cha mẹ làm gương chia sẻ cây kem với trẻ, cho bé đội thử cái nón mới của mình, cùng trẻ nói chuyện về bạn bè và công việc. Hãy sử dụng từ "chia sẻ" để diễn tả cho trẻ hiểu điều cha mẹ đang làm. Đừng quên dạy cho trẻ biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian, những câu chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy để cho trẻ thấy mình cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác như thế nào.