HƯỚNG NGHIỆP CHO CON CÙNG SINH TRẮC VÂN TAY

HƯỚNG NGHIỆP CHO CON CÙNG SINH TRẮC VÂN TAY

26/08/2020 Lê Anh Tiến 0 Bình luận

Trên thực tế, ảnh hưởng của gia đình có vai trò quyết định đối với xu hướng chọn nghề của học sinh. Nắm bắt tâm lý đó, cha mẹ cần hiểu đúng về vai trò của mình đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con, để cùng phối hợp với nhà trường trong công tác hướng nghiệp cho con em mình.

Không phải chọn nghề cho con mà là cùng con chọn nghề

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng và thành công trong sự nghiệp. Chính vì vậy, họ luôn muốn chuẩn bị những hành trang tốt nhất để đưa con bước vào nghề. Xuất phát từ tình yêu thương, nhưng lo lắng quá mức mà cha mẹ đã tự mình quyết định việc chọn nghề cho con. Việc này vô tình lại trở thành áp lực đối với con cái trong trường hợp mơ ước của con đi ngược lại với định hướng của cha mẹ. Cha mẹ ít khi tìm hiểu rằng con mình có hứng thú với nghề nghiệp mà họ chọn hay không, con có đủ năng lực để theo đuổi nghề nghiệp mà cha mẹ kì vọng, làm sao để dung hòa giữa mong muốn của cha mẹ và nguyện vọng của con. Để con tự quyết định chọn nghề phù hợp dưới sự hướng dẫn của cha mẹ là cách tối ưu để hướng nghiệp cho con. Phụ huynh cùng con tìm hiểu, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của con xem con phù hợp với nhóm ngành, nghề nghiệp nào.

Việc hỗ trợ con chọn nghề nên được thực hiện theo đúng các bước một cách khách quan và khoa học. Hãy chủ động tìm hiểu các thông tin về ngành các ngành nghề sau đó nhận diện, đối chiếu với khả năng, điều kiện phấn đấu của con. Cùng con xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

Đầu tiên là giúp con chọn nghề, sau đó là chọn ngành học, bậc học và cuối cùng mới là chọn trường. Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã có quan niệm sai lầm khi chọn trường trước bởi họ cho rằng việc đậu vào một trường đại học “ngon” với ngành học thời thượng là đã đủ để con có một công việc tốt sau khi ra trường.

Giúp con định hướng chính xác về nghề nghiệp tương lai.

Thực tế hiện nay đã cho thấy rằng, có rất nhiều sinh viên vì chọn ngành học không đúng với năng lực bản thân nên dẫn đến không thể theo kịp nội dung và chương trình ở bậc đại học, không có động lực học tập dẫn đến buông xuôi, hậu quả là học tập yếu kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bản thân, gây lãng phí đối với cho công tác giáo dục và nhân lực cho xã hội.

Vấn đề cần được đặt ra ở đây là cha mẹ cần làm gì để giúp con xác định được năng lực, sở thích và đam mê của mình để qua đó khơi gợi và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp tương lai.

Con người ta chỉ có thể theo đuổi, phát triển và thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình khi thật sự có khả năng và đam mê. Phụ huynh quan sát, phát hiện và giải mã đúng những biểu hiện về năng lực thông qua tính cách của con, qua đó giúp con nhận ra khả năng, sở thích, đam mê của mình. Năng lực được thể hiện qua những năng khiếu nổi trội từ bé, được nuôi dưỡng và phát triển bằng cả sự tự thân và sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Ngoài ra, sự nhận biết được sự phân hóa trong năng lực học tập của con trong các môn học chính là cơ sở giúp con đưa ra quyết định theo học theo ngành nghề nào phù hợp với môn học hoặc nhóm môn học sở trường của con. Con người ta chỉ có thể theo đuổi, phát triển và thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình khi thật sự có khả năng và đam mê.

Nhu cầu xã hội cũng là một yếu quan trọng đáng lưu tâm trong việc định hướng nghề nghiệp cho con. Cần tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động và xu hướng, khả năng phát triển của các ngành nghề trong tương lai để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nên nhìn ra rằng những nghề nghiệp được cho là “hot” ở hiện tại thì trong tương lai rất dễ có khả năng bão hòa bởi thị trường lao động luôn có biến động. Tìm hiểu về nhu cầu nhân lực, cha mẹ cần dựa trên những phân tích, nghiên cứu xã hội để đưa ra nhận định, không nên chạy theo số đông hoặc hoặc dựa vào nhìn nhận chủ quan của bản thân.

Nguồn lực gia đình cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong việc cân nhắc trong việc lựa chọn ngành học. Dù chỉ là yếu tố bổ trợ nhưng điều kiện kinh tế khá quan trọng đối với việc chọn nghề. Chẳng hạn, với điều kiện kinh tế gia đình không tốt, nếu muốn theo đuổi ngành học cần chi phí cao thì nên cân nhắc bởi sẽ có rủi ro và một khi quyết tâm theo đuổi thì cần sự nỗ lực và cố gắng rất nhiều từ chính bản thân con. Theo một nghiên cứu, nhu cầu nguồn nhân lực theo trình độ giai đoạn 2021-2025 là: trên đại học 12%, đại học 17%, cao đẳng 15%, trung cấp 33%, sơ cấp 18%. Có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp trải đều với các ở các các bậc học vấn. Vậy nên, đại học không phải là con đường duy nhất, không nhất thiết phải “cố sống cố chết” để vào cho bằng được.

Cần tìm hiểu về điều kiện đặc thù, khả năng phát triền và thu thập của nghề. Cha mẹ nên có quan niệm đúng đắn về giá trị nghề nghiệp. Từ đó, phân tích cho con hiểu không có nghề nghiệp nào là cao sang hay thấp kém, nghề nào cũng có giá trị khi nó có thể nuôi sống bản thân và thỏa mãn đam mê của con.

Mọi ước mơ đều đáng được tôn trọng dù có “ngông cuồng” đi chăng nữa. Cha mẹ hãy như là những người bạn, lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ, mơ ước của con.  Hãy nâng bước, chắp cánh cho con để “biển rộng trời cao con vẫy vùng”.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: