KHI CON SẮP CÓ EM

KHI CON SẮP CÓ EM

14/04/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Nhiều đứa trẻ cảm thấy "lãnh thổ bị xâm phạm" khi nghe tin mình sắp có em trai hoặc em gái. Đôi khi con trở nên khó hiểu và hay cáu gắt, giận hờn. Nhiều phụ huynh hẳn rất đau đầu khi phải làm thế nào để thông báo cho con biết con sắp trở thành anh/chị, và nuôi dạy con bằng cách nào để hai đứa trẻ hòa thuận. Cùng tìm hiểu với Global Talent trong bài viết sau:

Giải pháp khi chuẩn bị sinh thêm em bé

Khi đứa trẻ biết rằng mình sắp có em, tự nhiên nó sẽ quay trở lại cư xử giống như em bé. Bản năng trẻ nghĩ là em bé sẽ chiếm được tình yêu của mẹ, vậy nếu mình cũng là em bé thì sẽ giành được mẹ. Khi ấy, nếu chỉ nói: “Con là anh/chị của em đấy!” thì sẽ thất bại.

Người mẹ phải cho con biết rằng con sẽ có em và khẳng định với con rằng: “Cho dù có em bé thì con vẫn là quan trọng nhất”, và bảo con hãy đối xử dịu dàng với em. Dạy con nói chuyện với em bé trong bụng, làm quen với em dần dần. Việc này nếu làm không khéo sẽ khiến trẻ lớn có tâm lý rằng em bé sẽ chiếm mất mẹ và sẽ đeo dính lấy mẹ. Nhưng nếu trẻ hiểu rằng mẹ vẫn luôn dành tình yêu cho mình thì sẽ cảm thấy yên tâm và dần dần sẽ có thể tách khỏi mẹ.

Sau khi em bé được sinh ra

Nếu chỉ quan tâm đến em bé sẽ khiến trẻ lớn không yên tâm, sẽ lại tè dầm, lại cư xử như thể mình là em bé. Cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến trẻ lớn. Khi chăm sóc em bé, trước tiên hãy nói chuyện với trẻ lớn thật nhẹ nhàng, xác nhận lại vị trí của trẻ, sẽ khiến trẻ không còn lo lắng nữa. vẫn thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi trẻ cư xử đúng, hãy ôm trẻ vào lòng và khen ngợi “Con thật là đứa trẻ ngoan.”

Chẳng hạn khi thay tã cho em bé, nếu trẻ lớn đến bên cạnh, hãy ôm trẻ lớn vào lòng, hỏi xem trẻ có vui lòng để mẹ sẽ thay tã cho em không, khi trẻ thoải mái thì mới làm. Như vậy, trẻ sẽ càng ngày càng vui vẻ và ngoan ngoãn.

Cha mẹ thử nhờ sự giúp đỡ của trẻ lớn

Như đã viết ở phần trước, nếu luôn ưu tiên và làm cho trẻ lớn thoải mái thì trẻ sẽ dần dần có thể tách khỏi mẹ. Khi ấy, mẹ có thể nhờ trẻ giúp đỡ và trẻ sẽ vui vẻ làm bất cứ việc gì. Thay vì bắt buộc, hãy làm cho trẻ luôn tích cực và tự nguyện giúp đỡ. Khi được giúp, hãy cảm ơn trẻ: “Con đã giúp được mẹ rất nhiều, mẹ cảm ơn con. Mẹ rất yêu con.” Và nhớ ôm con (trong 8 giây), tình cảm sẽ truyền qua da và những bất ổn, căng thẳng sẽ tan biến, con sẽ ngày càng trở nên hiếu thảo với cha mẹ.

Tối đến có thể kê giường cho con ngủ gần. Kể cho con nghe truyện cổ tích.

Tốt nhất một gia đình nên có hai con

Gia đình có nhiều hơn hai con dễ sinh ra cãi nhau. Một người mẹ có nhiều hơn hai con cũng sẽ không thể nào chăm sóc đầy đủ cho các con được. Và nếu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến vấn đề đó thì thần sẽ bị căng thẳng quá mức đến phát bệnh. Nếu cố sức làm cái việc không thể làm được, thì kết cục xấu là khó tránh, vì vậy hãy dứt khoát ngay từ đầu là không để tình trạng đó xảy ra.

Chúng ta nên làm những việc khả thi với gia đình mình. Như vậy, cha mẹ sẽ được nghỉ ngơi, bầu không khí thoải mái trong gia đình sẽ truyền sang con, bản thân con cái sẽ được thư thả, không vội vàng.

Chúng ta đừng để bị rơi vào “chủ nghĩa lý tưởng”, mà hãy theo “chủ nghĩa hai con”. Và nhớ không dùng cách mắng mỏ mà hãy khen ngợi thật nhiều.

Không được để nảy sinh tính cạnh tranh

Cha mẹ phải biết cách đối xử để anh chị em trong nhà luôn yêu quý nhau, duy trì tình cảm gia đình. Nếu so sánh hai đứa trẻ tức là cha mẹ đã thất bại. So sánh về mặt cá tính thì không sao, nhưng nếu cùng học một vấn đề mà so sánh ai hơn là không được. Không được để trẻ lớn lên với tâm lý cạnh tranh, hãy nuôi dạy các con trong sự thông cảm với người khác.

Cha mẹ hãy luôn yêu thương và quan tâm đầy đủ đến trẻ lớn, bản thân trẻ sẽ không ghen tỵ với em, trong nhà sẽ không xảy ra sóng gió.

Hãy nhớ luôn khen ngợi và đối xử dịu dàng với con. Ôm con trong 8 giây. Và đừng quên áp dụng phương pháp ám thị 5 phút mỗi tối.

Cẩn phải giáo dục con lớn thật tốt

Giáo dục đồng thời cả hai trẻ một lúc thì không cha mẹ nào làm được. Trong trường hợp đó, hãy lấy việc giáo dục con lớn làm trọng tâm, con thứ sẽ thông qua đó mà học hỏi. Khi con lớn đã được giáo dục đầy đủ rồi, sẽ trở thành tấm gương tốt, có sức ảnh hưởng tự nhiên đến con thứ, và con thứ sẽ còn phát triển tốt hơn nữa, cha mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý để không xảy ra tình trạng con lớn là trung tâm của gia đình, con thứ lại bị thiếu hụt.

Việc trông coi cả hai con là bất khả thi, vì vậy hãy nhờ chồng, ông bà, người giúp việc hoặc nhà trẻ giúp đỡ, trong thời gian đó thì người mẹ săn sóc đứa trẻ còn lại. Nếu không thể nhờ được ai khác, hãy cố gắng ở bên con lớn trong giờ ngủ trưa là được.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: