Xem ti vi khi ăn cơm không ảnh hưởng nhiều tới người trưởng thành. Người lớn có khả năng phân bố và điều chỉnh sự chú ý, phân tích và xử lí thông tin, do đó có thể vừa xem ti vi vừa ăn mà không ảnh hưởng tới tiêu hóa. Nhưng trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nếu xem tivi khi ăn cơm sẽ có hại vô cùng . Vừa ăn vừa xem tivi dễ gây bệnh béo phì. Thời gian trẻ xem tvi càng nhiều thì càng dễ béo phì. Khi xem chương trình yêu thích, trẻ đắm chìm trong câu chuyện và những tình tiết hấp dẫn, hoàn toàn không ý thức được mình đã ăn và uống Những gì. Vừa ăn cơm vừa xem tivi là một thói quen không có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng của máu theo quy luật “làm càng nhiều tốc độ càng nhanh”. Khi xem tivi, não bộ trong trạng thái làm việc, đa số máu được vận chuyển lên não để bảo đảm não có thể hoạt động bình thường. Khi ăn cơm, để đảm bảo hệ tiêu hóa có thể hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng, máu cần được tập trung và duy trì ở hệ tiêu hóa khoảng 30 phút sau khi ăn, đó là nguyên nhân giải thích hiện tượng “căng da bụng trùng da mắt”.
Thường xuyên xem tivi khi ăn cơm sẽ ảnh hưởng tới việc cung ứng máu ở hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, người lớn cần yêu cầu trẻ tập trung chú ý khi ăn.
1. Quản lí chặt chẽ thời gian xem tivi của trẻ
Người lớn có thể quan sát mỗi ngày trẻ dành bao nhiêu thời gian để xem tivi, dựa theo đó để quản lí, điều chỉnh và phân bố thời gian cho phù hợp. cấm hoàn toàn trẻ xem tivi là một biện pháp không thực tế. Lên kế hoạch và quy định rõ ràng thời gian trẻ có thể xem tivi là phương pháp lí tưởng nhất.
Giảm dần thời gian xem tivi của trẻ. Tốt nhất là tránh bật tivi trước giờ ăn 1 giờ. Hẹn giờ tivi tắt và giải thích cho trẻ như hết chương trình, mất điện, mất mạng… khuyến khích trẻ tập trung vào bữa ăn. Nếu bé đòi xem tivi mới chịu ăn tiếp hoặc bé khóc không chịu ăn thì hãy dừng bữa ăn lại, không nài ép, cố gắng không để bữa ăn kéo dài quá 30 phút. Và tiếp tục sử dụng thủ thuật đó vào giờ ăn tiếp theo. Chú ý là ba mẹ không cho bé ăn thêm ngoài giờ ăn với suy nghĩ bé không ăn trong bữa chính, bé đói, cho trẻ ăn bù.
2. Quản lí nội dung chương trình trẻ xem
Nếu điều kiện cho phép, người lớn nên lựa chọn những tiết mục phù hợp và có ý nghĩa giáo dục cho trẻ xem. Không nên cho trẻ xem những tiết mục không phù hợp với lứa tuổi, cần kết hợp hài hòa giữa các tiết mục về giáo dục và các chương trình giải trí.
3. Làm gương
Trong gia đình, thói quen và hành vi của người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen ở trẻ. Nếu cha mẹ bỏ thói quen thường xuyên ngồi trước tivi, trẻ cũng sẽ bắt chước thói quen này. Vì vậy, cha mẹ phải làm gương, thường xuyên đọc sách, tập thể dục, nói chuyện, hoặc làm việc nhà thay thế thời gian xem ti vi. Người lớn nên để bàn ăn trong nhà bếp thay vì ở phòng khách, cách li trẻ khỏi tivi trong quá trình ăn, kết hợp giáo dục những kiến thức về tác hại của việc xem tivi quá nhiều, chắc chắn sể giúp trẻ hình thành thói quen chuyên tâm và không xem tivi khi ăn .
Ăn tuy là một hành động thuộc về bản năng, nhưng ăn và tiêu hóa như thế nào lại là một vấn đề cần phải nghiên cứu và chú ý. Ăn cơm không đơn thuần chỉ là quá trình nạp chất dinh dưỡng, mà còn là sự phối hợp của hàng loạt các hoạt động như nhai, sử dụng dụng cụ ăn, cảm nhận và hưởng thụ mùi vị, những nguyên tắc khi dùng bữa... Do đó, nhất định phải hình thành cho trẻ thói quen chuyên tâm khi ăn. Cha mẹ có thể quản lí thời gian và nội dung chương trình tivi mà trẻ xem, không cho phép trẻ vừa ăn vừa xem, nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.