MẸO NHỎ DẠY CON SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ

MẸO NHỎ DẠY CON SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ

22/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

  

          Con bạn có thường xuyên lãng phí thời gian, không đúng giờ, thường xuyên lười biếng hoặc kéo dài thời gian, làm việc chậm chạp, lúc nào cũng chậm hơn người khác? Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ rằng sau khi trưởng thành trẻ sẽ không làm được việc lớn, vì vậy muốn giúp trẻ điều chỉnh quan niệm và thói quen về thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc, nhưng không biết phải làm như thế nào . Global Talent sẽ chia sẻ một số mẹo nhỏ giúp phụ huynh cùng con thay đổi thói quen để nâng cao hiệu quả làm việc trong bài viết sau:

            VAI TRÒ CỦA ĐÔNG HỒ

            Cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao quan niệm về thời gian, đồng thời hướng dẫn chúng cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Hiện tượng trẻ làm việc chậm chạp là do chúng khồng có khái niệm về thời gian. Nên cho trẻ biết rằng, việc lề mề sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cha mẹ và cả cho bản thân trẻ, từ đó trẻ sẽ tự nhận thức và điêu chỉnh. Người lớn có thê cùng trẻ đưa ra một kê hoạch cụ thể và cùng giám sát thực hiện, trẻ có thể giám sát cha mẹ có chậm chạp hay không, sau đó trao đổi kết quả quan sát được.

            Ngoài ra, chúng ta có thể giúp trẻ xây dựng thời gian biểu cụ thể, ghi lại thời gian làm mọi việc trong ngày như thức dậy, ăn uống, thay quần áo, đi học, vui chơi... sau một khoảng thời gian nhất định sẽ nhận xét sự tiến bộ của trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể nhận thức được sự tiến bộ khi tuân thủ thời gian, sau đỏ sẽ chủ động nâng cao hiệu quả làm việc và học tập, dần hình thành nên quan niệm đúng đắn về thời gian.

  • HƯỚNG DẪN ĐÚNG CÁCH

            Muốn trẻ có quan niệm đúng đắn, tích cực về thời gian, người lớn cũng cần tiết kiệm và trân trọng thời gian, làm việc có hiệu quả để làm gương cho trẻ noi theo .

            Người lớn có thể giúp trẻ lập một thời gian biểu hợp lí, quy định rõ thời gian làm mọi việc, không ngừng động viên và yêu cầu trẻ tuân thủ. Ví dụ: yêu cầu trẻ thức dậy đúng giờ, nếu làm đúng sẽ được thưởng một bông hoa, nếu đủ năm bông hoa sẽ được đáp ứng một yêu cầu nhất định như đi chơi công viên hoặc mua đồ...

            Nếu qua một khoảng thời gian rèn luyện mà trẻ vẫn chậm chạp, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Người lớn có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tiến bộ chậm hoặc không tiến bộ, từ đó đưa ra những phương pháp xử lí thích hợp.

  • CHO TRẺ QUYỀN TỰ QUYẾT

            Quá bao bọc và bảo vệ trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ làm việc chậm chạp, lười biếng hoặc ỷ lại vào người lớn. Trẻ biết rằng bố mẹ sẽ giúp mình ăn cơm, mặc quần áo, thu dọn nhà cửa... nên bản thân không cần động tay. Vì vậy, chúng ta nên cho trẻ quyền tự quyết định chuyện của mình, có như vậy trẻ mới rèn luyện được kĩ năng giải quyết công việc và cảm thấy tự tin hơn.

  • HƯỚNG DẪN TRẺ KĨ NĂNG

            Người lớn cần chú ý quan sát tìm hiểu sở thích của trẻ như bơi lội, võ thuật, múa, mĩ thuật, piano... sau đó khuyến khích trẻ bồi dưỡng một kĩ năng nhất định. Hành động của con người có tính tổng thể, qua quá trình học tập và rèn luyện, trẻ sẽ dần trở nên thành thục, điều này có những ảnh hưởng nhất định tới những công việc khác, nâng cao hiệu quả học tập của trẻ.

  • CHO TRẺ THỂ NGHIỆM CẢM GIÁC THÀNH CÔNG

            Khi cảm nhận được thành quả của sự thành công, trẻ mới tích cực phát huy, từ đó hình thành nên thói quen tốt. Nhưng cha mẹ cần chú ý, khi tốc độ và hiệu quả hoạt động của trẻ tăng lên, thời gian sẽ thừa ra, chúng ta nên trả khoảng thời gian đó lại cho trẻ, không nên được nước lấn tới.

      Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, cha mẹ có thể cho trẻ thời gian hoạt động tự do để trẻ làm những việc mình thích. Nếu chúng ta tự ý sắp xếp khoảng thời gian dôi ra đó để yêu cầu trẻ làm thêm những việc khác thì sẽ làm giảm tính tích cực và tự giác của trẻ.

  • TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ NẾM TRẢI SỰ THẤT BẠI

            Khi nếm trải sự cay đắng của thất bại, trẻ mới tự giác điều chỉnh tốc độ và hiệu quả làm việc của bản thân. Người lớn cho trẻ tự chịu trách nhiệm với hậu quả do việc chậm chạp gây ra cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ sửa thói quen khồng tồn trọng thời gian. Ví dụ: Nếu trẻ dậy muộn, người lớn không cần giúp, chỉ cần nhắc nhở “Nếu con không nhanh lên, chắc chắn sẽ muộn học!”

            Nếu trẻ vẫn tiếp tục lừng chừng, cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm một lần hậu quả của việc đi học muộn. Thầy cô giáo sẽ hỏi lí do đi học muộn, sau khi bị phê bình, trẻ sẽ cảm nhận được tác hại của việc chậm chạp, sau đó sẽ tự mình sửa đổi.

            Nhiều đứa trẻ làm việc chậm chạp do chưa quen, sau khi luyện tập vài lần, chắc chắn tốc độ và hiệu quả sẽ được nâng cao .

            Khi học, trẻ chậm chạp lừng chừng, nhưng khi chơi lại rất tích cực. Muốn nâng cao hiệu quả học tập, người lớn cần chú ý quan sát và tìm hiểu tính cách của trẻ, giáo dục trẻ cần biết tôn trọng thời gian, dần hình thành thói quen đúng giờ. Một khi trẻ đã hình thành được thói quen này, bất luận là thức dậy, chuẩn bị hay thu dọn đồ đạc, tất cả đều sẽ được hoàn thành một cách nhanh gọn và hiệu quả.

 

▶️▶️ ĐĂNG KÝ NGAY DỊCH VỤ BÁO CÁO SINH TRẮC HỌC VÂN TAY TẠI 𝐆𝐋𝐎𝐁𝐀𝐋 𝐓𝐀𝐋𝐄𝐍𝐓

-----------------

📛 𝐒𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̆́𝐜 𝐡𝐨̣𝐜 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐯𝐚̂𝐧 𝐭𝐚𝐲 là ứng dụng khoa học nghiên cứu sự tương đồng giữa dấu vân tay và não bộ con người

✅ Khám phá các chỉ số IQ, EQ, AQ, CQ bẩm sinh

✅ Phân tích khả năng vượt trội của 5 thùy não, đưa ra kết quả chính xác nhất

✅ Một nghiên cứu về di truyền học, gen, phôi thai học, khoa học thần kinh và tâm lí học trẻ em

💥 𝐆𝐥𝐨𝐛𝐚𝐥 𝐓𝐚𝐥𝐞𝐧𝐭 - Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Sinh tắc học vân tay uy tín nhất Việt Nam

popup

Số lượng:

Tổng tiền: