PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỮ SỚM CHO TRẺ TỪ 0 TUỔI (PHẦN 1)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỮ SỚM CHO TRẺ TỪ 0 TUỔI (PHẦN 1)

12/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Dạy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết mặt chữ tuyệt đối không được giống như cách dạy cho học sinh tiểu học, mà phải giống như việc dạy bé học nói và tốt nhất là kết hợp học nghe và học nói đồng thời. Thế gọi là phát triển đồng thời ngôn ngữ thị giác và ngôn ngữ thính giác cho trẻ. Trẻ học nghe, học nói trong một môi trường vô thức và không có một chút áp lực.

Nguyên tắc

  • Tiếp xúc nhiều một cách tự nhiên. Kể từ ngày trẻ ra đời, hàng ngày đều phải liên tục nghe những âm thanh của lời nói phong phú đầy màu sắc, nhìn thấy tình cảm thể hiện trên khuôn mặt người nói, và người lớn cũng không hề gây ra áp lực hay gánh nặng nào cho trẻ, do đó ngôn ngữ thính giác của trẻ phát triển một cách tự nhiên. Ngôn ngữ thị giác cũng cần phải đạt đến mức độ như vậy, trong môi trường sống của trẻ, bạn hãy dán một số chữ có liên quan đến sự vật thật lớn ở khắp nơi, như đèn, chó, đồng hồ, mẹ, ba, hoa v.v. Mỗi một chữ có thể dạy nhiều lần trong một ngày, mỗi lần chỉ cần khoảng mấy giây. Người lớn vui vẻ chỉ cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe những chữ đó, không cần phải giải thích (cũng có thể sử dụng các thẻ chữ cỡ to, vừa và nhỏ do “phương pháp giáo dục thời kỳ sớm độc đáo của giáo sư Phùng Đức Toàn” để dạy trẻ).
  • Gặp gì học nấy, không cần hệ thống. Ngôn ngữ thính giác từ trước đến giờ không cần phải hiểu và củng cố từng câu một, không tồn tại phương pháp dạy học hệ thống theo kiểu “mỗi bước đi hằn in một dấu chân”. Dạy ngôn ngữ thị giác cũng cần phải như vậy, tuyệt đối không cần phải dạy cái gọi là đồng bộ “4 biết”: âm chữ, hình chữ, nghĩa chữ và viết chữ, cho dù là “một biết” cũng tốt. Ngôn ngữ thính giác hoàn toàn dạy dựa vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, đó chính là phương pháp ngữ cảnh, nhìn gì nói nấy, làm gì giảng nấy, gặp câu gì đọc câu đó.
  • Gắn chữ với cuộc sống. Ngôn ngữ thính giác được học trong cuộc sống, và hoàn toàn là sự kết hợp giữa nghe và nói trong cuộc sống. Dạy ngôn ngữ thị giác cũng cần phải cố gắng đạt được mức độ như vậy. Ví dụ, khi cả nhà ngồi ăn chuối, bạn phải vui vẻ dạy trẻ nhận biết chữ “chuối”; khi xem voi ở vườn bách thú, bạn sẽ viết luôn hai chữ “con voi”. Như vậy trẻ sẽ học rất hứng thú và tiếp thu cũng rất nhanh, và việc dạy của bạn cũng đạt được kết quả như mong muốn.
  • Bố mẹ phải tin là con học được. chỉ cần trẻ không bị điếc, bố mẹ sẽ không phải lo lắng đến việc học nghe học nói của trẻ, trên thế giới không có sự tự tin vào phương pháp giáo dục nào lại mạnh hơn phương pháp này. Sự tự tin đó sẽ có ảnh hưởng rất tốt đối với trẻ. Dạy ngôn ngữ thị giác cũng cần phải có được sự tự tin như vậy, bố mẹ chỉ cần quan tâm đến việc chăm chỉ gieo mầm chứ không cần phải nghĩ đến việc thu hoạch. Chỉ cần kiên trì, vụ mùa bội thu của việc yêu thích đọc sách sẽ đến một cách tự nhiên, nhà giáo dục không thể mang một tâm lý nóng vội gặt hái thành công.
  • Không nhằm vào trẻ (người lớn dùng chữ, chơi chữ). Việc dạy ngôn ngữ thính giác chủ yếu không nhằm vào trẻ, mà là các thành viên trong gia đình nói chuyện với nhau, trẻ đã học bắt chước được loại ngôn ngữ này một cách vô thức từ những người và đồ vật xung quanh. Học ngôn ngữ thị giác cũng cần người lớn phải thường xuyên vui vẻ bày ra các trò chơi “nhận chữ” trước mặt trẻ, cùng dạy và học, thậm chí không cần phải cố ý cho trẻ xem. “Phương pháp dạy học chỉ quan tâm đến thị phạm của bản thân” hoàn toàn không mang tính cưỡng chế này có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực và thu hút trẻ học chữ.
  • Không quan tâm kết quả. Nói chuyện với trẻ, dạy trẻ nghe và nói, các bậc phụ huynh cần phải có thái độ “chỉ quan tâm đến việc gieo mầm, không nên nghĩ đến việc thu hoạch”, dạy một cách tự nhiên, không nên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến hiệu quả tức thì. Bởi lẽ, bản thân “dạy” là một niềm vui, niềm hạnh phúc và một sự thỏa mãn. Bạn hãy nhìn xem, các ông bố bà mẹ mới vui làm sao khi con mình biết nói! Dạy trẻ ngôn ngữ thị giác cũng tuyệt đối không được nôn nóng thu được thành công, khi bạn dẫn trẻ đi chơi, hướng dẫn trẻ đọc chữ trên các biển quảng cáo, nhận biết nhãn hiệu hàng hóa, nhận biết biển chỉ đường, chơi trò nhận mặt chữ với trẻ, bạn cũng sẽ có được cảm giác về niềm vui, hạnh phúc và sự thòa mãn.

Tư tưởng công lợi tuyệt đối không thể quá nặng nề, bạn phải tin rằng, trình độ nhận mặt chữ và đọc hiểu của bé sẽ đạt đến sự mong đợi của bạn.

  • Không quan tâm trẻ có tiếp thu được không. Khi dạy trẻ ngôn ngữ thính giác, về cơ bản bố mẹ không nghĩ để trẻ phải ghi nhớ một loạt những ngữ âm rất khó, ngữ âm là một thứ mà chúng ta nhìn không thấy, sờ không tứi, thoắt một cái là biến mất, và sự ghi nhớ nó còn khó hơn nhiều so với việc ghi nhớ mặt chữ, nhưng các nhà giáo dục lại không bao giờ nghĩ đến liệu trẻ có thể tiếp thu được không, nên vẫn tiếp tục vui vẻ dạy trẻ, cuối cùng trẻ đã mở mồm nói, cả nhà đều vui ra mặt. Dạy ngôn ngữ thị giác cũng không cần phải xem xét đến việc nó khó đến mức nào, chỉ cần bạn đọc những chữ đó (kể cả các từ, các câu dán trên tường, các biển quảng cáo, biểu ngữ, và biển hiệu xuất hiện trên đường), cuối cùng trẻ cũng sẽ nhất định đem lại niềm vui vô bờ cho bạn và gia đình.
  • Mọi người đều tham gia vui vẻ. Khi dạy trẻ ngôn ngữ thính giác, các thành viên trong gia đình đều tham gia một cách vui vẻ và hào hứng. Và một em bé chưa hiểu biết gì cũng sẽ vui vẻ và tràn đầy tình yêu thương cũng như sự hứng khởi. Dạy ngôn ngữ thị giác cũng cần phải lấy tình yêu thương, niềm vui và sự hứng khởi của người giáo dục làm nền tảng.
  • Tứ định: cố định thời gian học, địa điểm học, người dạy trẻ, phần thưởng. Chỉ 1 người dạy, tránh việc người này hỏi, người kia hỏi (kiểu kiểm tra, đố), trẻ sẽ không thích.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: