NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIỀU CAO CỦA TRẺ

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHIỀU CAO CỦA TRẺ

17/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

           

            Số liệu trong nghiên cứu khoa học cho thấy có hai thời kỳ đỉnh cao đối với việc phát triển chiều cao, một là vào tuồi dậy thì, hai là giai đoạn thơ ấu.

            Từ 0 đến 1 tuồi, tốc độ phát triển chiều cao trong giai đoạn này là nhanh nhất và dễ dàng nhận được sự can thiệp của những nhân tố bên ngoài. Con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, tốc độ phát triển chiều cao không có tốc độ trung bình, mà từ khi sinh đến 2 tuổi là tăng khoảng 28cm, trong đó chia làm ba giai đoạn là trước 4 tháng tuổi, từ 5 đến 12 tháng tuổi, và từ 1 đến 2 tuổi, mỗi một giai đoạn sẽ tăng 1/3 của con số nêu trên. Chế độ dinh dưỡng hai năm đầu đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với yếu tố di truyền, tuổi càng nhỏ càng chứng tỏ rõ điều này.

            Giai đoạn từ 0 đến 6 tuồi, các yếu tố tốt xấu trong quá trình phát triển có ảnh hưởng trực tiếp đén sự tăng trưởng chiều cao của trẻ trong giai đoạn này, chiều cao thời kỳ này lại là cơ sở của sự tăng trưởng chiều cao giai đoạn dậy thì. Các nghiên cứu khoa học phát hiện ra chiều cao lúc trẻ 2 tuổi thể hiện 80% chiều cao khi trưởng thành, vì thế, cha mẹ cần chú ý giúp trẻ phát triển chiều cao giai đoạn này.

            Có thể nói, nếu chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố có hại như thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, thuốc men trong giai đoạn này, sẽ gây ra những tổn hại đối với chiều cao lớn hơn ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.

            Thông thường, có bảy yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao như sau:

1. Yếu tố di truyền

            Không thể phủ nhận rằng, di truyền là yếu tố quan trọng chi phối chiều cao của trẻ. Chiều cao của cha mẹ rất quan trọng, thậm chí đến tận đời thứ ba cũng vẫn có ảnh hưởng. Bạn chỉ cần nhìn vào ngoại hình và chiều cao của cha mẹ đứa trẻ, cơ bản cũng có thể ước lượng được chiều cao của đứa trẻ trong tương lai.

2. Bảo đảm dinh dưỡng

            Mặc dù yếu tố di truyền rất quan trọng nhưng đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất quyết định chiều cao của trẻ. Trong đó, tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng không nên coi nhẹ. Đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nếu không đảm bảo một chế độ dinh dưỡng toàn diện, cân bằng, chắc chắn sự phát triển của trẻ sẽ bị hạn chế. Thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải cung cấp kịp thời và đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng của trẻ, bảo đảm trẻ hấp thu được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, như vậy mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.

            Nhiều bậc phụ huynh sợ con mình bị biến thành "bé bự", nên đã kìm hãm số lượng thức ăn của trẻ, điều này rất nguy hiểm. Mọi người cần biết rằng, trẻ đang ở giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển, nên dù có béo thế nào cũng không được dùng cách hạn chế ăn uống. Tuy nhiên, cha mẹ không thể không cảnh giác một điều là, cho trẻ uống quá nhiều nước hoa quả hoặc nước ngọt đóng chai sẽ làm ảnh hưởng đén quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, gây bất lợi đối với sự tăng trưởng của trẻ.

3. Bệnh sinh lý

            Một số trẻ khi mới sinh ra đã mắc các chứng bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Những chứng bệnh thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thức ăn, rối loạn chức năng gan, bị bệnh về tuyến giáp...

4. Tác dụng phụ của thuốc

            Người ta vẫn thường nói rằng: “Thuốc đắng dã tật”, dù thuốc mang lại hiệu quả tối ưu trong việc điều trị bệnh tật, nhưng nếu dùng thường xuyên hoặc sử dụng không đúng loại thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.       

Ví dụ thuốc Ritalin sử dụng để điều trị chứng bệnh ADHD đã được các chuyên gia y khoa xác nhận là gây ra cản trở đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, trong quá trình tăng trưởng của trẻ, các bậc cha mẹ phải cố gắng hạn chế tuyệt đối việc lạm dụng thuốc, trong trường hợp bắt buộc phải dùng đến thuốc để điều trị bệnh, bạn phải lựa chọn cẩn thận chính xác loại thuốc và dùng đúng liều lượng cho phép.

5. Rèn luyện thân thể

            Việc rèn luyện thân thể thường xuyên có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và xương của trẻ, đồng thời giúp cho tốc độ phát triển chiều cao trở nên nhanh hơn.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết rằng, không phải tất cả các hình thức luyện tập đều có tác dụng thúc đẩy chiều cao, có rất nhiều động tác mà chúng ta đều đã quen thuộc không chỉ không có lợi đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, mà ngược lại còn gây ra tổn hại lớn cho xương và cơ. Chẳng hạn những môn thể thao khó như tập xiếc, đấu vật... rất có thể khiến xương cốt bị tổn thương, thậm chí làm lệch và vẹo cấu trúc của xương, gây ra biến dạng.

6. Chất lượng giấc ngủ

            Nhiều người sai lầm nghĩ rằng giấc ngủ hầu như không liên quan gì đến chiều cao của cơ thể, nhưng nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh, có khoảng 70% - 80% hormone tăng trưởng được tiết ra và phát huy tác dụng ngay trong lúc ngủ. Cho nên, đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ.

7. Ảnh hưởng của cảm xúc

            Cảm xúc căng thẳng quá độ sẽ gây cản trở tới sự phát triển của chiều cao. Một đứa trẻ được lớn lên trong môi trường gia đình vui vẻ và đầy tình thương yêu so với một đứa trẻ sống trong môi trường hỗn loạn, phức tạp, khủng hoảng và không thể hòa đồng với những đứa trẻ khác, thì trường hợp đứa trẻ đầu tiên sẽ được kích thích tiềm năng sinh trưởng bên trong cơ thể ở mức lớn nhất. Ânh hưởng của yếu tố cảm xúc đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ cũng quan trọng không kém so với chế độ dinh dưỡng do thức ăn mang lại.

            Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến quá trình tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuồi, cố gắng loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, để trẻ có một môi trường phát triển lành mạnh, bình thường, giúp trẻ có chiều cao lý tưởng.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: