PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ LÀM GIÀU CHO CON (PHẦN 1)

PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ LÀM GIÀU CHO CON (PHẦN 1)

19/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Châm ngôn có câu: “Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, đồng thòi cũng là người thầy vô tư và giàu đức hy sinh nhất thế gian.” Họ cố gắng lựa chọn những hình thức giáo dục khác nhau cho con cái mình, với hy vọng rằng một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp chúng trở thành nhân tài.

Ngày nay, rất nhiều phụ huynh lại luôn tâm niệm rằng, chỉ cần con cái học giỏi, khỏe mạnh và ngoan ngoãn là đủ, tức là họ chỉ chú trọng áp dụng những phưong pháp giáo dục nhằm nâng cao chỉ số IQ và EQ cho các cháu.

Đa số phụ huynh không muốn con cái mình tiếp xúc vói các vấn đề liên quan tới tiền bạc. Tất cả các khoản chi tiêu của con cái, bố mẹ đều cố gắng đáp ứng đầy đủ, thậm chí rất nhiều em nghĩ một cách đon giản rằng: muốn có thứ gì chỉ cần tìm đến bố mẹ là xong. Như vậy, vô hình chung họ đã trở thành “Bộ trưởng Tài chính", “Bộ trưởng Hậu cần” của con cái. Con cái thì cho rằng việc bố mẹ chu cấp cho mình mọi thứ là lẽ đương nhiên, vì vậy chúng không hiểu đưực mồ hôi công sức mà bố mẹ mình phải bỏ ra.

Muốn con cái thành đạt, các bậc cha mẹ không nên hao tâm tổn sức tích cóp tiền bạc chỉ để đáp ứng những nhu cầu trước mắt của con cái, mà cần trang bị cho chúng một ý thức tự lập và một tư duy quản lý tài chính họp lý càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng, làm “nô lệ của con” không thể giúp chúng trở thành một nhân tài đích thực, mà chỉ biến chúng trở thành một kẻ ăn bám đích thực mà thôi.

Chỉ số thông minh làm giàu (FQ) chỉ khả năng làm ra của cải vật chất của con người. Khả năng này bao gồm hai phưong diện: trí tuệ và hành động, đồng thòi không thể thiếu một trong hai.

Tiền bạc là vật trung gian quan trọng để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp trong xã hội. Từ trước đến nay, mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ cần học thật giỏi là có thể kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, trên thế giói có rất nhiều người giàu có mà không hề nắm trong tay một thứ bằng cấp gì.

Ngày nay, ngoài IQ và EQ, FQ cũng là một chỉ số rất quan trọng mà bố mẹ cần chú ý tới ngay từ khi con còn nhỏ.

Sáu cấp độ phát triển ý thức về tiền bạc của trẻ em:

Cấp độ một: Chưa có ý thức về công dụng của tiền, coi tiền như một thứ đồ chơi, như một tờ giấy có thể tùy ý vo viên.

Cấp độ hai: Có ý thức mơ hồ về công dụng của tiền bạc. Chưa nhận thức được tiền là gì, chỉ biết có thể dùng tiền để “đổi lấy” đồ vật, chưa có hành vi mua bán một cách tự giác.

Cấp độ ba: Có ý thức đơn giản về công dụng của tiền bạc. Đã nhận thức, đồng thòi tính được bao nhiêu tiền, ý thức được có thể dùng tiền để mua đồ vật, có hành vi mua bán tương đối mang tính tự giác.

Cấp độ bốn: Ý thức phức tạp về công dụng của tiền bạc. Nhận thức được công dụng trao đổi hàng hóa của tiền bạc. Có thể dùng tiền để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau như ăn uống, đi lại và học tập. Hành vi mua bán không chỉ mang tính tự giác nhất định mà còn bước đầu có tính độc lập.

Cấp độ năm: Ý thức toàn diện về công dụng của tiền bạc. Nhận thức được công dụng có thể trao đổi nhiều loại hàng hóa của tiền, đồng thời cũng nhận thức được giá trị tinh thần và chức năng xã hội của tiền bạc. Ví dụ, dùng tiền để mua thòi gian, làm từ thiện, dùng tiền để tăng cường các mối quan hệ tình cảm.

Cấp độ sáu: Ý thức sáng tạo về công dụng của tiền bạc. Tức đã có ý thức tự giác dùng tiền để tăng giá trị của tiền. Tiền giống như gà mái, có thể đẻ trứng, trứng lại nở ra nhiều gà con, cứ như vậy có thể sinh sôi ngày càng nhiều.

Sáu cấp độ trên tưong ứng với các độ tuổi nhất định. Thông thường trẻ từ 1 đến 2 tuổi nằm trong cấp độ phát triển thứ nhất; từ 3 đến 6 tuổi nằm trong cấp độ hai; từ 7 đến 10 tuổi nằm trong cấp độ ba; từ 11 đến 13 tuổi nằm trong cấp độ bốn; từ 14 đến 17 tuổi nằm trong cấp độ năm; từ 18 tuổi trở lên thuộc cấp độ sáu.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: