PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ CỦA CON

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VƯỢT KHÓ CỦA CON

09/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy 80% tế bào não của con người được hình thành trong giai đoạn trước 3 tuổi. Đồng thời phân tích ra các chỉ số:

* IQ (Chỉ số thông minh)

* EQ (Chỉ số cảm xúc)

* AQ (Chỉ số thích ứng)

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng phát hiện ra rằng: con người có thời kỳ được gọi là "CỬA SỔ VÀNG". Thời kỳ này xuất hiện ở giai đoạn 6 năm đầu đời của trẻ với chỉ số IQ, 3 năm với chỉ số EQ, 6 tháng với chỉ số AQ. Đặc biệt giai đoạn này là giai đoạn con trẻ cần phát triển một cách tự nhiên nhất.

Làm cha làm mẹ ai cũng muốn con mình sinh ra có một sức khỏe tốt, thể chất tốt, thông minh vượt trội… đặc biệt là khả năng thích ứng tốt với môi trường cuộc sống ngày nay.

Quan trọng hơn cả, những cha mẹ biết được những phương pháp khai mở và nuôi dưỡng tố chất thiên tài của con.

Vì vậy việc khai mở và giáo dục sớm đặc biệt hiêụ quả, quyết định rất lớn cho sự phát huy tài năng cũng như sự phát triển toàn diện sau này của con bạn.

Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội).

Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ – khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh.

Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách “Học lạc quan”, và Stephen R. Covey, tác giả của “7 thói quen của người thành đạt”.

Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

Đối diện khó khăn

Xoay chuyển cục diện

Vượt lên nghịch cảnh

Tìm được lối ra

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng để tăng chỉ số AQ cho trẻ

Cho trẻ nằm sấp càng sớm càng tốt.

Cho trẻ nằm sấp sớm có rất nhiều tác dụng tuyệt vời như: Tăng khả năng vận động, phát triển thị giác khi con nằm xấp sẽ nhìn được không gian 3 chiều. Các mẹ nên tận dụng những lần con nằm xấp trải drap trải giường có hoạ tiết đen trắng cho con nhìn, việc làm này giúp kích thích phát triển thị giác cho trẻ. Hơn nữa khi trẻ nằm sấp có thể hạn chế tình trạng méo, bẹp đầu, tốt cho hệ tiêu hóa. Quan trọng hơn, nằm sấp còn tác động lên tủy sống, tăng chỉ số AQ (chỉ số vượt nghịch cảnh) của trẻ và chỉ số này chỉ phát huy mạnh mẽ nhất trong 6 tháng đầu đời.

☘️ Khi trẻ Khoảng 4-5 tháng tuổi:

Cha mẹ có thể chơi trò Ú Oà với con bằng cách Trùm chăn có hoạ tiết đen trắng vừa để kích thích phát triển thị giác vừa để trẻ tự vùng vẫy tìm cách thoát ra. Nhưng cha mẹ hãy chú ý quan sát con, đừng làm tổn thương con. Đừng để đến khi con sợ và khóc mà hãy kéo chăn ra ú oà trước khi con gần khóc thì lúc mày khi thấy cha mẹ đứa trẻ sẽ cười và cảm thấy rất hứng thú. Qua đó con trẻ sẽ nhận biết giá trị của việc vượt qua nghịch cảnh. Cha mẹ hãy tập thêm cho trẻ những lần vượt qua nghịch cảnh.

☘️ Khi con trẻ biết trườn bò :

Có một số mẹ khi thấy con trẻ đang cố gắng trườn, bò để với lấy một món đồ chơi hoặc một vật nào đó có vẻ khó khăn thì các mẹ ngay lập tức giúp đỡ con, lấy món đồ đó đưa lại cho con.

Nhưng đây lại là một cách hành xử sai lầm .

Cách hành xử đúng là chúng ta hãy quan sát, khích lệ con trẻ cố gắng nỗ lực để đạt được điều đó.

Thậm chí là còn kéo món đồ đó ra xa hơn để tạo thêm thử thách cho con trẻ chinh phục và vượt qua nó. Khi con trẻ làm được thì cha mẹ nên ghi nhận, tuyên dương, khen ngợi con và sẽ còn tuyệt vời hơn nếu như có thêm phần thưởng và chiến lợi phẩm cho trẻ.

Đó chính là cách rèn luyện tố chất cố gắng trong tương lai của con trẻ.

Và những em bé có tố chất như thế này thì tương lai chỉ số AQ của trẻ sẽ rất cao.

☘️ Khi con trẻ biết đi :

Những bước đi đầu đời bao giờ cũng khó khăn và dễ bị vấp ngã. Lời khuyên là ngã thì phải tự mình đứng lên, hãy để con trẻ tự tìm cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã .

☘️ Để con trẻ được đi ra ngoài trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh .

Quan sát dõi theo trẻ khi trẻ bị lạc cha mẹ thì trẻ sẽ phát ra tín hiệu cầu cứu như thế nào? Và đến sát nút trẻ có thể bị tổn thương thì cha mẹ hãy xuất hiện kịp thời ứng cứu. Trẻ sẽ đánh giá rất cao việc ứng cứu và sẽ rất hợp tác với cha mẹ.

☘️ Khi trẻ lớn hơn và có đủ nhận thức hãy cho trẻ quyền tham gia vào các hoặt động ngoại khoá, pic nic, dã ngoại để trẻ học khả năng thích ứng khi thiếu thốn các vật dụng, thiếu thốn công nghệ hay chỉ đơn giản là học cách thích ứng với bộ quần áo bị ướt ...

🌼 Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt thì chỉ số AQ càng được đánh giá cao ...

popup

Số lượng:

Tổng tiền: