PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỮ SỚM CHO TRẺ TỪ 0 TUỔI (PHẦN 2)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CHỮ SỚM CHO TRẺ TỪ 0 TUỔI (PHẦN 2)

12/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Ở bài trước, Global Talent đã cùng các ba mẹ tìm hiểu nguyên tắc dạy chữ sớm cho trẻ từ 0 tuổi. Có thể thấy việc giáo dục sớm là điều vô cùng cần thiết. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh tới quý phụ huynh:

Tích cực tạo dựng môi trường “gây ảnh hưởng học chữ”:

  •  Dán chữ lên khắp mọi nơi. Dán chữ đơn trước, trẻ thuộc chữ đơn rồi mới thêm chữ tiếp theo.
  • Trên tường dán những tấm chữ về người và vật mà bé yêu thích.
  • Trong nhà phải có thật nhiều sách, phải đặt báo, tạp chí, người lớn phải chuyên tâm đọc sách trước mắt trẻ. Có lúc phải chỉ chữ trên sách báo cho bé yêu xem.
  • Cho trẻ đọc chữ trên tường, bản đồ, nên dùng bản đồ cho trẻ vì chữ to, tra địa danh, v…v…

        Cần mua cho trẻ tấm bìa chữ mà trẻ có thể bày hoặc cầm chơi trên tay, nhưng không cần mua loại bìa vừa có chữ vừa có tranh, tránh cho trẻ phân tán sự chú ý vào con chữ. (Những tấm bìa này chúng tôi đều tự sáng tạo). Theo thời gian, thẻ chữmà bé nhận biết ngày càng nhiều, tấm bìa mà trẻ đã nhận biết và củng cố có thể cùng trẻ gỡ xuống lưu lại, quá trình này cũng là quá trình ôn tập mang tính vui chơi kiểu “tiễn thẻ chữ về nhà nghỉ ngơi”.

        Sau khi bồi dưỡng cho trẻ sự “mẫn cảm vui vẻ” yêu thích chữ viết, những tấm bìa chữ dán lên cần thu nhỏ dần dần đến cỡ trung bình (8,9mm) và cỡ nhỏ (vì trên tấm bìa chữ cỡ trung bình có cụm từ, từ phản nghĩa, số lượng từ, thành ngữ, đoản ngữ, bài hát nhi đồng, thơ cổ …… chữ nên thu nhỏ.)

        Cùng với sự trưởng thành, trẻ sẽ hình thành giác quan mẫn cảm nhận biết mặt chữ, chữ nhận biết ngày càng nhiều, nhưng khi đó, nhất thiết không được yêu cầu và kiểm tra số lượng chữ trẻ nắm bắt được. Tiêu chuẩn duy nhất kiểm chứng mức độ phát triển ngôn ngữ thị giác là trẻ phải chăng đã có được giác quan mẫn cảm và hứng thú với việc nhận biết chữ, có sự mẫn cảm và hứng thú đó, thì khi trẻ lên 5, 6 tuổi, có thể nhận biết hơn một nghìn chữ một cách tự nhiên, và bắt đầu đọc nhiều, đọc rộng.

Đưa chữ vào trong đời sống

        Những việc làm cho trẻ đặc biệt vui thích trong cuộc sống cần viết thành chữ cho trẻ xem, ví dụ khi nghịch nước học chữ “nước”, khi nghịch cát học chữ “cát”, lúc ăn dưa hấu học chữ “dưa hấu”, đến nhà bà ngoại học chữ “bà ngoại”, ngồi tàu hỏa học chữ “tàu hỏa”, mặc quần áo mới học chữ “quần áo”……. Sau khi dần hình thành thói quen, trẻ sẽ coi điều đó là một niềm vui, sẽ chủ động học nhận biết mặt chữ.

        Khi người lớn dẫn trẻ đi chơi hoặc đi dạo bên ngoài, trong túi áo nên mang sẵn tấm bìa nhỏ chưa viết gì và một cây bút. Chỉ cần nhìn thấy cái gì trẻ yêu thích là viết cho trẻ xem và để trẻ lưu giữ lại, về nhà đọc cho ông bà nghe. Nếu nền tảng của trẻ tốt, sở thích sâu rộng, sau khi ngắm cảnh xong, người lớn còn có thể viết những câu ngắn cho trẻ đọc. Sau khi đọc từ và câu ngắn kiểu này, sự lý giải của trẻ về cuộc sống sẽ càng sâu sắc hay sao?

        Khi đi cửa hàng thực phẩm mua đồ ăn vặt hoặc đến các chợ mua đồ chơi, nên cùng trẻ đọc chữ cái trên bao bì sản phẩm. Những món ngan gà cá thịt rau củ đều có thể chọn thứ trẻ thích để mua, sau đó viết cho trẻ nhận biết. Khi xem tivi, để trẻ nhận biết những chữ viết trên màn hình vô tuyến, Khi đánh cờ, để trẻ nhận biết chữ trên cờ…

Tận dụng triệt để ngoại cảnh “gây ảnh hưởng đến việc học chữ”

  • Nhìn chữ ở khắp mọi nơi bên ngoài, chỉ chữ, đọc chữ, nói.

        Sau khi đi chơi về, nếu có thể cùng trẻ hồi tưởng lại những chữ vừa học được, sau đó căn cứ vào từng ký ức dán chữ lên hành lang, thì có thể củng cố một cách tốt nhất.

        Trò chơi để trẻ học chữ một cách hứng thú

  • Phương pháp tùy cơ ứng biến. Ví dụ: Coi thẻ chữ là bạn, buổi tối trẻ sắp đi ngủ, để cho trẻ tạm biệt “Thẻ chữ”, đọc một chút rồi lật mặt sau thẻ chữ vỗ vỗ cho thẻ chữ đi ngủ. Sáng tỉnh dậy, việc đầu tiên để trẻ làm là đánh thức “Thẻ chữ”, lật lại thẻ chữ đọc qua. Cách học chữ kiểu mô phỏng người như vậy, trẻ khoảng 2 tuổi sẽ làm rất chăm chú, sinh động. Khi trẻ khóc, người lớn đưa cho trẻ một tấm thẻ có chữ “Khóc”, trẻ không biết chừng chuyển khóc thành cười và đọc chữ. Khi trẻ cười, hãy cho trẻ học chữ “Cười”, trẻ sẽ cười càng vui vẻ hơn. Thường xuyên sử dụng phương pháp đó để khích lệ trẻ, ví dụ trời mưa thì cho trẻ đọc chữ “Mưa”….
  • Phương pháp tách rời – lắp ghép hình chữ
  • Phương pháp đoán câu đố
  • Phương pháp ca dao vui
  • Phương pháp du lịch trên bản đồ
  • Phương pháp kết hợp học đếm
  • Trò chơi sinh động
  • Học chữ, học đọc bằng tình huống
  • Nhận biết chữ bằng động tác: Khi học động từ, cả người dạy lẫn người học đều làm động tác tương ứng
  • “Học chữ bằng cách chỉ thật nhanh”: đọc chữ, chỉ vào bộ phận trên cơ thể, các đồ vật
  • Có một trò chơi mà các bậc phụ huynh cần làm: đó là giả vờ không quan tâm đến con trẻ, hai vợ chồng (hoặc giữa hai người khác) chăm chú dạy nhau, người hỏi, người đáp, người biểu dương, ai không đáp được thì nhận phê bình. Có lúc viết chữ trên bảng, trao đổi giữa dạy và học

        Tóm lại chơi thật chăm chú, và giả bộ rất say sưa, cuối cùng “học sinh” đều học được và được khích lệ. Nhưng chớ có để lộ ra đây là trò chơi cố ý làm cho con trẻ xem. Sự tác động của trò chơi loại này rất mạnh mẽ, trẻ trên dưới một tuổi dễ “bị lừa” nhất, sẽ bị hút vào trò chơi, vừa xem vừa tranh nhận biết chữ, còn có thể hét to: “Mẹ ơi, con nhận biết được thẻ chữ rồi”, trò chơi như vậy chỉ cần một hai lần, bọn trẻ sẽ nhanh chóng “mắc mưu”.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: