TỪ KỲ VỌNG TỚI ÁP LỰC

TỪ KỲ VỌNG TỚI ÁP LỰC

30/03/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

Khi các bậc cha mẹ không hài lòng về bản thân hoặc không thực hiện được ước mơ thì họ dành ước mơ, hoài bão và truyền đam mê đó cho con. Tuy nhiên, sở thích của bố mẹ chưa hẳn là điều con muốn. Đôi khi phản tác dụng, gây áp lực với trẻ.

            Ngoài ra, cha mẹ chịu áp lực từ xã hội nên kỳ vọng vào con. Khi có ai đó hỏi thăm con bạn học trường gì hoặc so sánh con với những anh chị em trong dòng họ, con người hàng xóm. Do cha mẹ lo lắng về tương lai, sợ con vấp ngã, thất bại hay không vượt qua cuộc sống cạnh tranh khốc liệt, thường thúc ép con trong việc học hành.

            Kỳ vọng nhiều, con có phát triển như mong muốn?

            Nếu bạn có những kỳ vọng dành cho con thực tế và ở mức khuyến khích thì nó vô cùng tốt. Cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong cách nuôi dạy con khi đặt quá nhiều kỳ vọng cao vời vợi lên trẻ. Theo một nghiên cứu, cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của con. Hãy để trẻ tự do sáng tạo, theo đuổi mục tiêu và làm những điều mình thích thì trẻ sẽ thành công, có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

            Bạn chỉ nên khuyến khích, tạo cho con thêm động lực học tập, không nên đề ra những mục tiêu để áp đặt lên con và bắt chúng phải thực hiện bằng được.

            Theo thống kê, có hơn khoảng 60% người trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông đều học những ngành nghề mà cha mẹ mong muốn. Trong đó, 90% sinh viên khi bước vào đại học năm 2 thì bắt đầu hoang mang, lo lắng và không chắc chắn về tương lai của bản thân.

Hãy chắp cánh cho con chứ đừng bắt con chỉ bay trong lồng sắt với đôi cánh đã được tỉa gọn.
            Sự trưởng thành bắt đầu khi trẻ bắt đầu tự đưa ra quyết định của mình dựa vào logic và lười khuyên của cha mẹ. Ví dụ, khi cân nhắc chọn trường học, một chàng trai 15 tuổi đã quyết định sống xa nhà. Điều này đã khiến cha mẹ của cậu rất buồn phiền và lo lắng. Tuy nhiên, chàng trai đã đối mặt với những khó khăn, thất bại và không bao giờ cảm thấy xấu hổ về những gì mình đã dung cảm lựa chọn.

            Những đứa trẻ cần học cách đối mặt với những thất bại trong tương lai. Trẻ em luôn muốn làm cha mẹ mình vui và hạnh phúc. Tuy nhiên chúng cũng cần đưa ra những ý kiến cá nhân, làm những gì chúng thực sự muốn. Thật đáng ngưỡng mộ khi cha mẹ sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt của con, tin tưởng chúng và cho phép con được là chính mình, hỗ trợ con trong những lúc khó khăn nhất.
            Đối với vấn đề giáo dục con cái, các bậc phụ huynh thường được phân theo hai dạng: một là những người không quan tâm, thờ ơ và bỏ cuộc trong việc giáo dục con cái; hai là những người luôn đưa ra bình luận về những thất bại trẻ gặp phải, đưa ra hướng giải quyết và các lựa chọn để trẻ làm theo.
            Phụ huynh khôn ngoan, luôn dành khoảng không gian riêng cho con cái, họ quan sát và đưa ra lời khuyên cho trẻ. Từ đó, trẻ em phát triển cái nhìn sâu sắc, chúng có thể rút ra được từ những sai lầm của mình, cũng như có khả năng chống chọi tốt hơn và nhất là khi trẻ yêu cầu được tư vấn hay chia sẻ những lúc chúng cảm thấy an toàn và cởi mở nhất. Vì vậy, hãy để trẻ em phát triển theo hướng chúng muốn và hãy cho chúng được là chính mình.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: