VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA BỐ VÀ MẸ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ CỦA CON

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA BỐ VÀ MẸ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ CỦA CON

15/04/2021 Trần Hương Giang 0 Bình luận

          Việc suy thoái đạo đức ở trường học đang trở thành vấn đề lớn được đề cập nhiều trên báo chí và truyền hình. Tuy nhiên, ở thời đại này, khi cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục con cái, chúng ta lại khó mong đợi được gì từ các hành động của người bố. Trong khi đó, người các bà mẹ thì luôn mong muốn có được sự chia sẻ của chồng trong trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con.

         

Hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ gặp các vấn đề như: Bắt nạt bạn bè, hỗn láo với thầy cố, có hành động phạm pháp hay bị đuổi học, nhưng người bố lại không can thiệp vào việc dạy bảo con mà phó mặc cho mẹ chúng. Trẻ em thiếu thốn tình cảm thường dễ sa vào những hành động sai lầm. Những sai lầm của trẻ thường do chúng không được thỏa mãn về tình cảm, hay buồn và cảm thấy cô đơn.

          A.s. Nill đã nói: “Các vấn đề của trẻ thường được bắt đầu từ các vấn đề trong gia đình”, nhưng thật đáng tiếc, nhiều người bố lại có suy nghĩ rằng, việc này chẳng liên quan gì đến mình cả.

         

Có thể nói, nếu người bố quan tâm chu đáo đến con cái từ khi chúng còn thơ dại thì hầu như chúng rất khó có các hành vi xấu. Người bố chỉ cần hiểu vấn đề xảy ra với con, giang tay giúp con, thì chúng sẽ dễ dàng vượt qua các vấn đề mà chúng gặp phải.

          Người mẹ thường gần gũi, theo dõi, hướng dẫn trẻ hàng ngày, nhưng người bố lại thường giữ một khoảng cách nhất định, đứng trên một lập trường khác để quan sát con và đưa ra lời dạy dỗ thích hợp. Trong giáo dục con cái, mỗi người đều đóng vai trò riêng, nhưng có thể nói người bố đóng vai trò là nhạc trưởng.

          Nếu bố phó mặc việc dạy con cho mẹ, dồn hết trách nhiệm lên mẹ, thì khi kết quả nuôi dạy không tốt, người bố thường oán trách người mẹ, kiểu như “Con hư tại mẹ”. Người đàn ông thiếu hợp tác trong nuôi dạy con cái gây nhiều khó khăn, vất vả cho người phụ nữ. Nó làm cho người mẹ bị căng thẳng, và là nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ giữa mẹ và con bị xấu đi. Khi đó, đứa trẻ sẽ được nuôi dạy trong không khí gia đình buồn bã.

         

Vì vậy, trong việc giáo dục con, mối quan hệ vợ chồng tốt là điều quan trọng nhất. Nếu người bố quan tâm đến việc nuôi dạy con, ông ấy sẽ thường xuyên trao đổi, chia sẻ với người mẹ, để bà có được tâm trạng thoải mái trong cuộc sống, và khi đó quan hệ giữa mẹ và con cũng sẽ tốt lên.

           Ngược lại, những trục trặc của mối quan hệ mẹ con thường bắt nguồn từ những vấn đề giữa bố và mẹ. Do đó, việc người bố dành thời gian chăm sóc con, ôm con, giúp con phát triển tâm sinh lý, đồng thời biết động viên, quan tâm, thể hiện tình yêu thương, dành những lời khen ngợi cho mẹ như: “Em là một người mẹ tuyệt vời, em đã làm rất tốt”... có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự trưởng thành của người con.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: