1. Tạo dựng môi trường gia đình tràn ngập yêu thương
Những đứa trẻ có chủng vân tay UL là những đứa trẻ vô cùng tình cảm và cũng dễ bị xúc động, mau nước mắt, học tập và các hoạt động khác bị chi phối nhiều bởi cảm xúc. Lúc tâm trạng tốt thì mọi việc diễn ra suôn sẻ, ngược lại thì có thể trì hoãn, thiếu tập trung, bỏ cuộc giữa chừng. Cho nên trẻ cần được chia sẻ, quan tâm, động viên thường xuyên. Sự ấm áp của tình yêu thương là môi trường tâm lí tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện của trẻ, không khí yêu thương trong gia đình sẽ giúp ánh sáng trí tuệ của trẻ nảy mầm, đồng thời bồi dưỡng sự phát triển tính cách lành mạnh cho trẻ.
Trước mặt con cái, bố mẹ không nên cãi nhau, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không nên căng thẳng, cần tính nhiệm và yêu thương nhau, tránh gây phiền não cho con cái
2. Quan tâm đến nhu cầu tâm lý, tình cảm của trẻ
Phong cách giao tiếp của trẻ có chủng vân tay UL là ôn hòa, nhẹ nhàng, tình cảm, đồng cảm với người khác.
Cuộc trò chuyện giữa cha và con tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải cha mẹ nào cũng đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để chia sẻ cùng con. Có không ít các bậc cha mẹ khi gặp tình huống trên sẽ có những phản ứng hốt hoảng, thậm chí “ gạt phắt” đi tâm tư của con, đây không phải là một cách làm đúng đắn. Những trẻ nhiều lần bị từ chối và phản đối ý kiến bởi chính bố mẹ mình lâu dẫn sẽ mất tự tin và khả năng độc lập. Các bậc phụ huynh hãy luôn tin tưởng vào cảm xúc và suy nghĩ của con, lắng nghe ý kiến cá nhân của con. Khi trẻ muốn thử điều gì, cha mẹ sẽ cho trẻ cơ hội để làm. Điều đó khiến trẻ có cơ hội để tự tin hơn.
3. Cha mẹ hãy là những tấm gương tốt cho trẻ
Trẻ dễ bắt chước và mô phỏng tốt cho nên trẻ có thể thích nghi nhanh với môi trường mới. Tuy nhiên, vì thích nghi nhanh cho nên trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, cả tốt và xấu. Do đó, cha mẹ cũng cần chú ý đến hành động, lời nói của mình, là tấm gương tốt cho con.
Ví dụ như đứng trước khó khăn, cha mẹ không sợ hãi, nản chí mới bồi dưỡng thế hệ con cái có niềm tự tin và sự tự tôn, vì bố mẹ thiếu tự tin nên không thể bồi dưỡng con thành tài. Cha mẹ có tràn đầy hi vọng, tự tin vào tương lai, con cái mới có thể sống thoải mái và vô tư.
Ngược lại nếu cha mẹ gặp việc gì cũng nói “không làm được”, trẻ không những ảnh hưởng thói quen tự duy đó của cha mẹ, mà còn có suy nghĩ tương tự: “Bố mẹ không làm được thì con càng không làm được”.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, bản thân trẻ chưa hình thành một tính cách rõ rệt. Những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời. Vậy nên, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc – gia đình – sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.